Cạnh tranh Trung-Nhật trên Lục địa đen

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại TICAD ở Tokyo tháng 10/2018. Ảnh: Yomiuri Shimbun
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại TICAD ở Tokyo tháng 10/2018. Ảnh: Yomiuri Shimbun
TP - Sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc nay có thêm “đất diễn” mới, khi Tokyo đang lên kế hoạch đổ thêm vốn vào châu Phi, bao gồm cả hỗ trợ phát triển và đầu tư hạ tầng.

Trung Quốc, nước trong nhiều thập kỷ đầu tư vào châu Phi, nay chứng kiến lãnh đạo của 54 quốc gia châu Phi cùng các tổ chức quốc tế đổ bộ vào Yokohama trong tháng này, tham gia sự kiện hội thảo quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (TICAD) lần thứ 7.

Nhật được nói là đã có kế hoạch cam kết thêm 300 tỷ Yen (2,83 tỷ USD) hỗ trợ châu Phi trong dịp hội thảo lần này. Mặc dù số vốn này có thể chưa đến mức khiến Trung Quốc giật mình, nhưng chắc chắn thu hút sự chú ý từ Bắc Kinh.

Trước đây, Nhật Bản đã tận dụng các cuộc họp kiểu này để chỉ trích tập quán cho vay của Trung Quốc ở châu Phi, rằng họ lo ngại về “dư nợ không thực tế” mà các nước châu Phi phải gánh chịu, một quan ngại mà Trung Quốc bác bỏ.

Tờ SCMP  có trụ sở ở Hong Kong dẫn lời một số nhà phân tích nói năm nay, họ dự đoán Tokyo sẽ sử dụng hội nghị để khẳng định một điều rằng cách người Nhật tiếp cận vấn đề phát triển của châu Phi cơ bản khác với cách của người Trung Quốc.

“Vì thế, các từ “chất lượng”, “minh bạch” và “bền vững” sẽ được sử dụng suốt hội nghị lần này”, Eric Olander, giám đốc điều hành dự án phi chính phủ China Africa Project nói.

Ông Olander nói Nhật Bản thường tìm cách định vị vốn hỗ trợ và các chương trình phát triển của mình như một sự thay thế cho những thứ mà Trung Quốc đưa ra, bằng việc nhấn mạnh sự minh bạch hơn trong các thỏa thuận cho vay, các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao hơn trong khi tránh dồn nước chủ nhà vào thế phải nợ nần quá nhiều.

Tuy nhiên vẫn có những ý kiến khác. Theo giáo sư Seifudein Adem của đại học Doshisha ở Kyoto, sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ít có liên quan đến châu Phi.

“Đó chỉ là tác dụng phụ của cuộc tranh chấp vị thế bá chủ ở Đông Á mà thôi, ông Adem, người đến từ Ethiopia, nói.

Nhật Bản bắt đầu tổ chức TICAD từ năm 1993 để làm sống dậy mối quan tâm đối với Lục địa đen và tìm nguồn nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp trong nước, đồng thời mở rộng thị trường sản phẩm. Khoảng một thập niên sau, Trung Quốc bắt đầu tổ chức sự kiện cạnh tranh với TICAD là Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi.

Theo Martin Rupiya, chủ nhiệm cải tiến và huấn luyện thuộc Trung tâm châu Phi vì Các giải pháp xây dựng giải quyết tranh chấp ở Durban, Nam Phi,  vấn đề cốt lõi ở đây là sự đối đầu mang tính chất ý thức hệ đã mở ra ở Lục địa đen giữa hai cường quốc Đông Á.

“Trung Quốc rêu rao về Nhật Bản là một con buôn thuộc địa cũ. Trong khi đó từ năm 1949  (khi  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  thành lập-PV), Trung Quốc của chủ tịch Mao (Trạch Đông) đã phát triển mối quan hệ gần gũi, hầu hết là mối dây liên hệ với các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi”, ông Rupiya nói.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.