Cảnh giác với bát đĩa nhiễm chì

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Trong khi các nhà khoa học ra sức cảnh báo chì có khả năng tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe thì trên thị trường hiện vẫn có rất nhiều mặt hàng nhiễm chì bày bán công khai, đặc biệt là các mặt hàng bát đĩa gốm sứ.

Nhập nhằng đánh lận con đen

Theo thống kê của cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm bát đĩa, cốc, bình uống nước… bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác của các nước Tây Âu như: Đức, Pháp, Ý… với giá bán cao ngất ngưởng. Đặc biệt, là các sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Thông tin này đã làm nhiều bà nội trợ không khỏi lo lắng. Chị Nguyễn Mai Hoa-40 tuổi ở Kim Mã, Hà Nội chia sẻ: “Khi chọn mua bát đĩa trong nhà, tôi thường chọn loại có hoa văn bắt mắt. Nhưng nay nghe nói bát đĩa càng nhiều hoa văn thì càng nhiễm chì nặng, điều này làm tôi hoang mang quá”. Cùng tâm trạng với chị Hoa, chị Vũ Thu Hiền 45 tuổi hiện đang là nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự: “Bát đĩa nhựa thì gây ung thư, bát đĩa sứ thì có nguy cơ ngộ độc chì, không biết sắp tới gia đình tôi sẽ phải dùng gì để ăn cơm?”.

Giải thích về vấn đề này, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm cho biết: “Chúng tôi đã thử thí nghiệm một số sản phẩn bát đĩa làm bằng gốm sứ và thủy tinh trên thị trường, kết quả cho thấy đồ gốm sứ hoa văn càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng cao.

Nguyên nhân là việc dùng chì trong quá trình sản xuất gốm sứ, thủy tinh là vừa để tạo màu, vừa giúp quá trình nung nóng giảm bớt công đoạn, tiết kiệm năng lượng (chì dẫn nhiệt mạnh) sản phẩm làm ra chi phí thấp, lãi xuất cao.

Ngoài ra, chì còn được sử dụng làm men tráng cho lớp vở bọc bên ngoài giúp cho sản phẩm bóng đẹp hơn. Khi chì xâm nhập vào cơ thể con người ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong. Đối với trẻ nhỏ nếu nhiễm độc chì nặng sẽ gây suy hô hấp, trí não chậm phát triển, chân tay teo nhỏ trở thành người tàn tật.

Nhưng đáng lo ngại là, chúng ta rất khó có thể phát hiện bát đĩa nào nhiễm chì, vì khi các sản phẩm này được nung lên tới nhiệt độ từ 1.20-1.500 độ C thường không để lại dấu vết chì trên sản phẩm, chỉ đến khi gặp điều kiện thuận lợi như, tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc dung dịch acil thì chì sẽ được phai ra.

Cách tránh xa các sản phẩm nhiễm chì

Để giúp người tiêu dùng tránh xa sản phẩm gốm sứ, thủy tinh có chứa chì, TS. Nguyễn Duy Thịnh đã khuyến cáo cách nhận biết như sau:

- Không nên mua những bát đĩa, cốc chén có hoa văn lòe loẹt, nhiều họa tiết, bởi những sản phẩm này thường chưa qua kiểm định nên nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Chỉ nên mua bát đĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng.

- Sử dụng các sảm phẩm có thương hiệu, tên công ty, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng cốc, ly thủy tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhà sản xuất cũng nên ghi rõ hàm lượng chì trên bề mặt sản phẩm.

- Không dùng các loại bát đĩa tráng men màu trong lòng, vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới. Vì men chì nhanh bị mài mòn nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong, phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều, ngấm hết vào thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.

- Không dùng bát đĩa gốm sứ để làm chín thức ăn trong lò vi sóng, vì lò vi sóng có nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi để làm chất độc trong sảm phẩm gốm sứ phai ra.

- Không nên để dưa chua, Kimchi, những đồ ăn đã lên mem (acil acetic thường có trong những đồ ăn đã lên mem là môi trường để chì trong đồ gốm sứ phai ra) mà nên để trong lọ thủy tinh.

Với các đồ thủy tinh như: cốc, chén… nên tránh những đồ long lanh, sáng bóng, họa tiết màu mè bắt mắt. Nên dùng sản phẩm thủy tinh không màu, trong suốt không quá bóng.

Cảnh giác với bát đĩa nhiễm chì ảnh 1

Mẹo nhận biết sản phẩm nhiễm chì

- Khi đi mua các đồ dùng bằng gốm sứ nên mang theo một ít dấm ăn. Cho dấm ăn vào sản phẩm định mua, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không mua. Hoặc không, bạn có thể cho một ít nước vào chỗ không tráng men, nếu sản phầm hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt, nếu bát không hút nước là bát tốt.

- Với đồ thủy tinh, bạn có thể thử bằng cách lắng tiếng vang. Hàng có chứa chì tiếng kêu rất vang, thường kêu coong coong vang tai, còn với đồ không nhiễm chì tiếng kêu nghe đục và bé hơn.

Dấu hiệu bạn bị nhiễm độc chì

- Người đau đầu, chóng mặt, thỉnh thoảng buồn nôn thường là nôn khan. Người mệt mỏi không muốn ăn gì, thi thoảng có triệu chứng của bệnh áp huyết thấp.

- Đau nhức xương khớp, mỏi tay chân, suy giảm trí nhớ có thường hay quên, người chậm chạp, đờ đẫn, hay buồn ngủ.

- Răng xỉn màu thường có màu đen hoặc tàn tro.

- Đối với trẻ em, hàm lượng chì tỷ lệ nghịch với sự phát triển trí não, nhiễm chì càng nặng thì bé càng đần độn, chậm phát triển.

- Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác như: Rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, hay kêu đau bụng, người xanh xao mệt mỏi.

- Nhiễm chì nặng trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, người co giật hôn mê rồi dẫn tới tử vong.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG