Cảnh giác chiêu 'làm giá' cổ phiếu cuối năm

Cảnh giác chiêu 'làm giá' cổ phiếu cuối năm
Trong tháng 11-2012, hàng loạt công ty niêm yết phải giải trình lợi nhuận trong báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm đột ngột giảm mạnh, từ lãi thành lỗ, hay ngược lại tăng vọt bất thường. Đây rất có thể là kết quả của những chiêu “dìm giá” và “thổi giá” cổ phiếu.

Cảnh giác chiêu 'làm giá' cổ phiếu cuối năm

> Nhà đầu tư ẩn danh đầu tiên vào Eximbank là ai?

> Chứng khoán, bắt đáy và chờ!

Trong tháng 11-2012, hàng loạt công ty niêm yết phải giải trình lợi nhuận trong báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm đột ngột giảm mạnh, từ lãi thành lỗ, hay ngược lại tăng vọt bất thường. Đây rất có thể là kết quả của những chiêu “dìm giá” và “thổi giá” cổ phiếu.

Cuối năm 2012, khi báo cáo tài chính năm được thiếp lập, sẽ xuất hiện một chiêu rất nguy hiểm là doanh nghiệp thông đồng, móc nối với kiểm toán làm sai lệch báo cáo tài chính kiểm toán, để đưa ra báo cáo tài chính đẹp nhằm thổi giá cổ phiếu
Cuối năm 2012, khi báo cáo tài chính năm được thiếp lập, sẽ xuất hiện một chiêu rất nguy hiểm là doanh nghiệp thông đồng, móc nối với kiểm toán làm sai lệch báo cáo tài chính kiểm toán, để đưa ra báo cáo tài chính đẹp nhằm thổi giá cổ phiếu.
 

Trong những báo cáo tài chính vừa được công bố, nhà đầu tư chú ý nhiều nhất tới báo cáo tài chính của ba “đại gia”. Ngày 15-11, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (mã SCR-HNX) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm với lãi ròng của cổ đông công ty mẹ tăng cao hơn so với cùng kỳ, bất chấp quý 3-2012 sụt giảm.

Cụ thể, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 4,84 tỷ đồng trong quý 3, chỉ bằng 8% so với cùng kỳ năm trước (62,67 tỷ đồng), nhưng lũy kế 9 tháng công ty vẫn lãi 101,36 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ.

Theo giải trình của SCR, lợi nhuận trong quý 3 sụt mạnh là do doanh thu tài chính quý 3 năm trước tăng mạnh, phát sinh từ khoản nhận cổ tức từ khoản đầu tư cổ phiếu STB và chi phí tài chính kỳ này giảm mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng cổ phiếu STB. Tuy nhiên, quý 3-2012 không phát sinh các khoản này dẫn đến lợi nhuận sụt giảm.

Nếu SCR không giải trình, nhiều nhà đầu tư không thể hiểu nổi tại sao lãi ròng quý 3 bỗng nhiên sụt mạnh, trong khi 9 tháng lại tăng cao so cùng kỳ năm trước.

Trong trường hợp khác, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây Dựng Việt Nam (mã VCG-HNX) sau hợp nhất quý 3 từ lãi chuyển sang lỗ khá nặng. Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất trong quý 3, VCG có mức lỗ lên đến 105,57 tỷ đồng, trong đó mức lỗ của cổ đông công ty mẹ chiếm 85 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ công bố trước đó, VCG lãi ròng 49,34 tỷ đồng.

Ngược lại, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ-HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3-2012 với lãi hợp nhất quý 3 tăng đột biến, tăng tới 74%, đạt 87 tỷ đồng nhờ sự gia tăng đột biến của doanh thu tài chính cao gấp 15 lần cùng kỳ, đạt hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, công ty được chia cổ tức lợi nhuận 12,5 tỷ đồng và gần 45 tỷ đồng là doanh thu hoạt động tài chính khác chủ yếu nhờ bán vốn góp tại Công ty Năng lượng Đại Việt.

Những khoản lỗ và lãi bất thường và đột ngột của các công ty niêm yết, nếu công bố chậm trễ và không giải thích rõ ràng sẽ là cơ hội “ngàn vàng” cho các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ làm giá cổ phiếu.

Lợi dụng công ty con để biến báo

Trong báo cáo tài chính quý 3, không có sự xác minh từ phía công ty kiểm toán (chỉ có báo cáo tài chính hàng năm mới phải có xác minh của kiểm toán), các khoản phải thu, chậm thanh toán, các khoản bị chiếm dụng, hay nợ khó đòi, doanh thu tăng đột biến từ chuyển nhượng tài sản, doanh thu tài chính từ chuyển nhượng vốn tại công ty con và công ty liên kết, do đó, nhiều công ty niêm yết đã giấu đi nhưng khoản này tạo nên “lời giả lỗ thật” hay ngược lại. Đây cũng là một “chiêu” làm giá cổ phiếu tinh vi, dễ dàng qua mặt các cổ đông nhỏ.

Một chiêu nữa là trong báo cáo tài chính quý 3, nhiều doanh nghiệp niêm yết không hợp nhất công ty con khi kết quả kinh doanh bất lợi tiếp tục xảy ra nhiều hơn các năm trước. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, các giao dịch nội bộ lòng vòng giữa mẹ, con phải được loại trừ khỏi doanh thu hợp nhất và giá vốn hàng bán phải được đều chỉnh tương ứng. Do không hợp nhất nên chỉ có các cổ đông nội bộ mới biết được điều này.

Một cách phổ biến nữa để “dìm giá” hoặc “thổi giá” cổ phiếu là doanh nghiệp hạch toán trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư rất lung tung, nhất là đầu tư cổ phiếu OTC, không trích lập dự phòng (lợi nhuận do vậy tăng ảo) và không hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, khiến lãi ròng sụt giảm mạnh so với sau khi hoàn nhập.

Đặc biệt, đáng chú ý là một số công ty chứng khoán có giá trị của các hợp đồng repo chứng khoán lên tới hàng ngàn tỷ đồng trong năm 2012 nhưng không trích lập dự phòng rủi ro cho các hợp đồng này với lý do là hiện nay chưa có quy định pháp lý hướng dẫn cụ thể về trích lập dự phòng giảm giá các hợp đồng repo chứng khoán.

Móc nối với kiểm toán để làm sai lệch báo cáo tài chính

Cuối năm 2012, khi báo cáo tài chính năm được thiếp lập, sẽ xuất hiện một chiêu rất nguy hiểm là doanh nghiệp thông đồng, móc nối với kiểm toán làm sai lệch báo cáo tài chính kiểm toán, để đưa ra báo cáo tài chính đẹp nhằm thổi giá cổ phiếu.

Kiểm toán có thể lờ đi khoản phải thu lên tới cả nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, trong đó, không ít khoản được doanh nghiệp cho khách hàng đáo hạn mấy năm liền, doanh nghiệp vẫn hạch toán các khoản phải thu này là nợ trong hạn, không phải trích lập dự phòng.

Thông đồng với kiểm toán hoàn toàn có thể xảy ra nhưng cho đến nay, Ủy ban Chứng khoán chưa “tóm” được trường hợp nào, bởi vì bắt lỗi kiểm toán là việc không dễ dàng. Hơn nữa, về chế tài xử phạt, hiện chỉ có Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập có quy định chế tài đối với công ty kiểm toán nếu thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch báo cáo tài chính kiểm toán.

Tuy nhiên, như thế nào là thông đồng, làm thế nào để chứng minh sự thông đồng này và xử phạt như thế nào thì lại chưa được quy định chi tiết. Vì thế, xử phạt công ty kiểm toán vi phạm sẽ rất khó.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.