Cảnh giác cao trước nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H1N1

Cảnh giác cao trước nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H1N1
TPO - Việc hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đã khiến không ít người lo ngại về nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh nguy hiểm này.

Cảnh giác cao trước nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H1N1

TPO - Việc hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đã khiến không ít người lo ngại về nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh nguy hiểm này.

Diễn tập cấp cứu bệnh nhân cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội
Diễn tập cấp cứu bệnh nhân cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Khánh An

Theo Cục Y tế dự phòng, kết quả xét nghiệm và điều tra dịch tễ cho thấy, các trường hợp mắc cúm A/H1N1 gần đây đều ở trong tình trạng nhẹ, với các biểu hiện chủ yếu là ho và sốt.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, người dân phải rất cảnh giác trước các biểu hiện của bệnh cúm, nhất là trong điều kiện thời tiết đang rét đậm, rét hại dài ngày như hiện nay. Điều đặc biệt đáng lưu tâm là hiện nay nhiều nước trên thế giới và khu vực như: Anh, Pháp, Croatia, Hàn Quốc cũng đã ghi nhận số người mắc bệnh cúm A/H1N1 gia tăng, trong đó có không ít trường hợp tử vong.

Hiện, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác xét nghiệm, điều tra kiểm soát dịch, kịp thời cách ly và bao vây ổ dịch cúm A/H1N1 nếu có để ngăn chặn dịch không cho lây lan ra cộng đồng.

Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống cúm A/H1N1:

Học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học, những người đang công tác tại các công sở, người dân sinh sống và làm việc tại các khu vực tập trung đông người như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chung cư, ký túc xá...chủ động theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm.

Nếu có biểu hiện cúm hay nghi ngờ bệnh cúm thì cần chủ động cách ly và thông báo cho đơn vị và y tế cơ quan biết để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khi bị cúm

DS Phan Đức Bình, chuyên gia dinh dưỡng và dược học, Phó tổng biên tập Tạp chí Thuốc và Sức khỏe cho biết, để phòng ngừa các bệnh nói chung và cảm cúm nói riêng phải nâng cao sức để kháng bằng cách ăn uống cân bằng dưỡng chất, sống có lao động nghỉ ngơi hài hòa với vui chơi giải trí…

Khi bị bệnh, cần nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn thiền hoặc ngủ. Trong giấc ngủ sâu, các tề bào miến dịch cơ thể sẽ tạo ra nhiều kháng thể và gia tăng khả năng của hệ miễn dịch.

Đặc biệt, cần phải uống nước liên tục, nếu không máu bị cô đặc, nhiều sản phẩm sinh học tạo ra do quá trình hoạt động hệ miễn dịch, gây hại cơ thể. Mặt khác, thiếu nước thì niêm mạc đường hô hấp trên bị khô, sẽ thuận lợi cho vi-rút xâm nhập

Tuyệt đối không nên dùng thức ăn khó tiêu trong khi bị bệnh. Nên ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu. Có thể uống sữa không đường, cháo giải cảm (gạo, đậu xanh, cá, lươn, hoặc tôm khô nấu nhừ thêm nhiều hành củ giã nát). Ăn nóng. Lưu ý không dùng nhiều gạo và đậu xanh để cháo được loãng.

Phụ nữ có thai đặc biệt là phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ mới sinh là đối tượng nguy cơ cao, dễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm A(H1N1) do vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong cho cả mẹ và con.

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ cảm nhiễm với cúm A(H1N1), nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao do vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đưa cháu đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Những người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, bệnh hệ thống...), người già, trẻ em cần được đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình, tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời.

Hiện nay, dịch cúm A(H1N1) tiếp tục lây lan mạnh trong cộng đồng kể cả ở các khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm thành phố, trong đó đã có trường hợp tử vong. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả mọi người dân, kể các những khu vực xa trung tâm, tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa nếu có biểu hiện cúm cần nghĩ ngay tới cúm A(H1N1) và đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa trị kịp thời.

Mọi người dân bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang khi đến những nơi tập trung đông người. Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng vi rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.

Khánh An

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.