Cảnh báo rùng rợn nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra

Cảnh báo rùng rợn nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra
TPO - Nga đã liên tục cảnh báo Mỹ về việc Wahington triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung gần biên giới Nga, trong lúc Mỹ rút lui khỏi  Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Nguy cơ, viễn cảnh về một cuộc chạy đua vũ trang, chạy đua hạt nhân và chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc quân sự lại được mở ra. Câu hỏi “sẽ ra sao nếu Nga và Mỹ có chiến tranh hạt nhân” được nhiều người nêu lại, theo một bài báo của Sputnik.

Và các nhà nghiên cứu Mỹ tại đại học tổng hợp Princeton đã dựng lên kịch bản quyết liệt nhất của một cuộc chiến tranh giữa các lực lượng NATO và Nga có sủ dụng vũ khí hạt nhân. Trong video đi kèm phần nghiên cứu, được gọi là Kế hoạch A (Plan A), các nhà phân tích đã trình diễn từng bước đôi bên sẽ tiến dần đến việc hủy diệt nhau như thế nào.

Theo ý kiến của các nhà phân tích thuộc đại học Princeton, một cuộc chiến công ước sẽ biến thành chiến tranh hạt nhân sau khi mỗi bên sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công chiến thuật nhằm ngăn chặn bước tiến của các lực lượng đối phương. Bước tiếp theo sẽ là các đợt tấn công hạt nhân quy mô lớn mà mỗi bên nhằm vào nhau. Không quân Nga trong thực tế sẽ hủy diệt các căn cứ ở châu Âu và gần đó của NATO. Trong khi đó, các lực lượng NATO sẽ đánh trả vào các điểm phóng/bắn vũ khí hạt nhân của Nga.

Theo các nhà phân tích, sau đó Nga và Mỹ có thể sử dụng hầu hết số vũ khí trong kho để hủy diệt các cơ sở quân sự chính của mỗi bên và sẽ sử dụng số vũ khí hạt nhân còn lại bắn vào các thành phố đông dân nhất, các trung tâm kinh tế nhằm ngăn chặn đối phương phục hồi nhanh chóng. Cuộc chiến giả lập này ra kết quả là các bên đều bị tàn phá.

Theo ước tính của các nhà khoa học, các cuộc tấn công hạt nhân qua lại sẽ diễn ra ít nhất trong 5 giờ và khiến 34 triệu người thiệt mạng, 57,4 triệu người bị thương. Điều này có nghĩa là mỗi giờ sẽ có 18 triệu người thương vong. Các nhà phân tích nói con số thương vong còn gia tăng khi các cuộc tấn công hạt nhân đã ngừng bởi hậu quả lâu dài của vũ khí hạt nhân.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng  cuộc chiến giả lập được dựng lên giữa trên các thông số kỹ thuật thực tế về lực lượng hạt nhân của các bên tham gia. Nghiên cứu của họ nhằm mục đích nhấn mạnh hậu quả mang tính thảm kịch tiềm tàng mà Nga và Mỹ có thể gây ra nếu gây chiến hạt nhân.

 Plan A

MỚI - NÓNG