200 quả đạn trong số đó không vượt qua được biên giới, và rơi xuống Dải Gaza. Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel đã đánh chặn 85% đến 90% số rocket nhắm vào khu vực đông dân cư.
Hệ thống Vòm Sắt đánh chặn rocket từ Dải Gaza. Ảnh: Reuters |
Bầu trời Ashkelon (Israel) rực sáng. Ảnh: Reuters |
Cảnh tan hoang ở Holon (Israel). Ảnh: Reuters |
Ảnh: Reuters |
Ảnh: Reuters |
Để đáp trả, quân đội Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào hơn 500 mục tiêu ở Dải Gaza, nhằm tiêu diệt binh sĩ, vũ khí và cơ sở hạ tầng của Hamas. Các cuộc đụng độ mới nhất giữa Israel và nhóm vũ trang người Palestine đã làm 46 người Palestine và 5 người Israel thiệt mạng, hơn 269 người khác bị thương.
Khói bốc lên nghi ngút tại Dải Gaza sau khi khu vực này bị Israel không kích. Ảnh: EPA |
Ảnh: Reuters |
Ảnh: Shutterstock |
Ảnh: Reuters |
Ảnh: AA |
Ảnh: AA |
Ảnh: AA |
Ảnh: AA |
Dải Gaza tan hoang. Ảnh: Reuters |
Ảnh: EPA |
Ảnh: EPA |
Ảnh: AP |
Bạo lực leo thang từ cuối tuần trước, trong bối cảnh Israel hạn chế tiếp cận khu vực thành cổ Jerusalem trong tháng Ramadan, đồng thời đe dọa trục xuất một số gia đình Palestine sinh sống nhiều năm ở phía Đông Jerusalem, nhằm lấy chỗ cho người Do thái định cư.
Đây là cuộc đối đầu căng thẳng nhất giữa Israel và Hamas kể từ cuộc chiến năm 2014 ở Gaza. Hamas đặt tên cho cuộc tấn công rocket của mình là "Thanh kiếm Jerusalem”.
Thủ lĩnh nhóm chiến binh, Ismail Haniyeh, nói rằng Qatar, Ai Cập và Liên Hợp Quốc đã kêu gọi bình tĩnh nhưng thông điệp của Hamas gửi đến Israel là: "Nếu họ muốn leo thang, chúng tôi sẵn sàng kháng chiến. Còn nếu họ muốn dừng lại, cuộc kháng chiến cũng đã sẵn sàng."
Đối với Israel, việc lực lượng Hamas nhắm vào Tel Aviv, thủ đô thương mại của nước này, đặt ra một thách thức mới trong cuộc đối đầu với lực lượng vốn bị Israel và Mỹ coi là tổ chức khủng bố.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo các chiến binh Hamas sẽ phải trả một cái giá "rất đắt" cho những quả rocket phóng đi từ Gaza. Quân đội Israel tin rằng Hamas đã cạn kiệt kho vũ khí, nhưng vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công lớn trong vài ngày tới.
Nhà Trắng một mặt cho biết Israel có quyền hợp pháp để tự vệ trước các cuộc tấn công của Hamas, mặc khác gây áp lực lên Tel Aviv về việc đối xử bất công với người Palestine, nói rằng Jerusalem phải là nơi hai bên chung sống.
Tor Wennesland, điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tiến trình hòa bình Trung Đông, hôm thứ Ba đã kêu gọi chấm dứt bạo lực: "Chúng ta đang tiến tới một cuộc chiến toàn diện."
Hamas là tổ chức vũ trang Hồi giáo lớn nhất của Palestine, được thành lập năm 1987, khi người Palestine bắt đầu nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Israel ở khu Bờ Tây và Dải Gaza. Hamas không công nhận nhà nước Israel, đặt mục tiêu giành lại những vùng lãnh thổ lịch sử bị Israel chiếm đóng.
Từ năm 2007, Hamas giành quyền kiểm soát Dải Gaza, trong khi Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) lãnh đạo chính quyền Palestine tại Bờ Tây. Cũng từ năm này, Israel áp đặt lệnh phong tỏa Dải Gaza, cho rằng điều đó là cần thiết để ngăn chặn các nhóm khủng bố buôn lậu vũ khí vào khu vực này.
Hamas từng tiến hành hàng loạt các vụ đánh bom liều chết nhằm vào Israel. Những năm gần đây, tổ chức này chuyển sang sử dụng rocket và súng cối.
Israel cũng tham gia ba chiến dịch lớn chống lại Hamas và các nhóm khủng bố khác ở Dải Gaza kể từ năm 2008. Chiến dịch gần đây nhất được tiến hành năm 2014, trong cuộc chiến kéo dài 51 ngày được gọi là Chiến dịch Vành đai Bảo vệ.