Cân nhắc phương án bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trả lời câu hỏi của phóng viên về kế hoạch bắn pháo hoa đón Tết Nhâm Dần, ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, lãnh đạo Trung ương và thành phố đang cân nhắc, tùy vào tình hình chống dịch để thực hiện.
Cân nhắc phương án bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán ảnh 1

Ông Phạm Đức Hải thông tin tại buổi họp báo chiều 10/1/2022

Theo ông Phạm Đức Hải, trong hơn 3 tháng qua, kể từ khi địa bàn công bố cấp độ dịch, TPHCM lần đầu đạt cấp độ 1 (vùng xanh). Việc quyết định có bắn pháo hoa đón Tết Nhâm Dần 2022 hay không đang được lãnh đạo Trung ương và TPHCM cân nhắc, tùy vào tình hình chống dịch để thực hiện.

Vấn đề sau khi về quê đón Tết Nguyên Đán, người dân từ các tỉnh quay lại thành phố có phải khai báo và cách ly hay không? Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, việc cách ly sẽ thực hiện theo từng đối tượng là F0, F1, người có yếu tố nghi ngờ liên quan dịch COVID-19. Riêng việc khai báo y tế vẫn được thực hiện theo quy định.

Dự kiến, trước Tết Nguyên đán, lực lượng quân y sẽ rút toàn bộ khỏi TPHCM. Để tiếp tục chống dịch, ngăn chặn nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập, lây lan, thành phố tiếp tục sử dụng nguồn lực tại chỗ thay thế lực lượng quân y,

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện nay ngoài 310 trạm y tế cơ bản, thành phố lập thêm 391 trạm y tế lưu động. Số trạm y tế lưu động sẽ tăng thêm hoặc giảm dần tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh và số F0 đang điều trị tại nhà.

Trong giai đoạn cao điểm của dịch COVID-19, thành phố đã nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng chi viện, trong đó có lực lượng quân y. Các chiến sĩ quân y đã đảm trách 168 trạm y tế lưu động với 406 người, số lượng tăng, giảm tùy giai đoạn.

Đến Tết Nguyên Đán, lực lượng này sẽ rút quân, nhưng các trạm y tế lưu động sẽ không giải thể mà vẫn duy trì để ứng phó với biến chủng Omicron. Giải pháp duy trì trạm y tế lưu động giúp thành phố chủ động các phương án ứng phó trong trường hợp dịch bệnh gia tăng hoặc biến chủng Omicron xâm nhập, lây lan trong cộng đồng.

Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, các bác sĩ mới tốt nghiệp ở các trường đại học y trên địa bàn sẽ thay thế lực lượng quân y. Cụ thể, sở đang vận động sinh viên vừa ra trường của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch xung phong thực hiện công việc tại trạm y tế lưu động, trạm sẽ tập huấn và có cơ chế, chính sách phù hợp.

UBND quận, huyện, TP Thủ Đức cũng bố trí lực lượng y tế gồm trạm y tế đã cố định, có thể chia sẻ hoặc huy động thêm lực lượng y tế tư nhân. Ngoài ra, các nhà thuốc cũng đang đồng hành cùng công tác phòng, chống dịch; cùng với các hội đoàn như Hội Đông y, Hội Chữ thập đỏ và tình nguyện viên địa phương.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.