Ngày 25/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chia sẻ với báo chí quốc tế về những món quà của thành phố dành tặng. Riêng tại trung tâm báo chí quốc tế, TP bố trí 4 xe buýt hai tầng; 15 phút khởi hành một lần để phục vụ các phóng viên quốc tế tác nghiệp. Hoạt động đi lại tác nghiệp của phóng viên báo chí khi sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, buýt nhanh BRT sẽ được miễn phí.
TP cũng đảm bảo cung cấp miễn phí cung cấp mặt bằng đủ tiện nghi, đảm bảo an ninh cho các hãng thông tấn lớn của thế giới. TP cũng bố trí các quầy thông tin phục vụ phóng viên quốc tế tác nghiệp tại Thủ đô.
Tối 26, 27, 28-2, Hà Nội cũng tổ chức những chương trình nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sỹ nổi tiếng nhất của Thủ đô trình diễn ở khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Gươm.
TP cũng mời các nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng nhất của Hà Nội phục vụ miễn phí các phóng viên tại trung tâm báo chí các món ăn nổi tiếng của Hà Nội như phở, bún thang...
Đặc biệt, Hà Nội còn có món quà tặng các phóng viên tác nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai. Đó là mô hình trống đồng thu nhỏ làm bằng gốm Chu Đậu có lô gô của giải đua Công thức 1 (F1) sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ năm tới 2020.
Trống đồng là biểu tượng văn hóa Việt Nam. Sản phẩm Trống Đồng gốm Chu Đậu được Tổ chức, Doanh nghiệp dùng làm quà tặng tri ân khách hàng, tặng nhân viên, đối tác như một một món quà mang ý nghĩa truyền thống, văn hóa.
Từng là dòng gốm có vị thế quan trọng trên thương trường Đông Á, gốm Chu Đậu hiện đang hồi sinh mạnh mẽ sau hàng trăm năm tưởng như thất truyền.
Photo: ..
Theo đại diện Cty sản xuất sản phẩm này, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã đặt hàng hàng trăm trống đồng gốm để phục vụ các sự kiện quan trọng. Hướng tới sự kiện giải đua xe F1 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2020.
Gốm Chu Đậu nổi tiếng vì “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí… đều thuần Việt và đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật thời bấy giờ.
Phải đến năm 2003, bằng nỗ lực chung tay của nhiều nhà khoa học, chính quyền và doanh nghiệp, lô gốm đầu tiên được ra lò, đánh dấu sự trở lại của dòng gốm “vang bóng một thời”. Ảnh: 1 lọ gốm dùng men thời Lê
Nguyên liệu gốm là đất sét trắng lấy từ Chí Linh, nơi dòng Lục Đầu Giang. Trải qua quá trình lọc, lắng, ủ sét... công phu, hồ gốm được cho vào khuôn, tạo hình bằng bàn xoay, chuốt dáng khéo léo để tạo nên sản phẩm.
Tiêu biểu nhất cho gốm Chu Đậu cổ là bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà, được gọi là bình cha, bình mẹ, tượng trưng cho âm dương giao hòa.
Đối với các sản phẩm mạ vàng, vàng đều được nung ở nhiệt độ hơn 1.000 độ C, tạo độ bám vĩnh cửu cho vàng trên gốm.