Cá mắt thùng
Với chiếc đầu trong suốt và đôi mắt hình ống dường như hướng nhìn ngược từ dưới lên trên, cá mắt thùng là loài cá quái dị nhất từng được phát hiện từ trước tới nay. Điều đặc biệt về đôi mắt của loài cá này là, chúng rất giỏi hấp thu ánh sáng, có thể xoay được, cho phép chúng nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn lên trên thông qua cái đầu trong suốt. Cách cá thùng sử dụng đôi mắt khác thường đã giúp chúng quan sát tốt dưới đáy biển tối tăm.
Sứa lược
Vẻ ngoài lấp lánh 7 sắc cầu vồng của sứa lược không phải do sự phát quang sinh học trong cơ thể chúng, mà do ánh sáng tán xạ từ các mao di động, công cụ giúp sứa lược dịch chuyển đây đó dưới biển.
Sinh vật biển trong suốt
Các sinh vật biển nhỏ bé, trong suốt đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý cácbon cho Trái đất. Điều này là vì, chúng cô đặc các chất thải của mình thành những viên tròn chứa cácbon chìm xuống đáy biển, giúp loại bỏ cácbon khỏi bề mặt nước một cách hiệu quả.
Cá mập yêu tinh
Đây là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí, với cái mũi khoằm dài giống mỏ chim và một cái sừng dài hơn cả mõm hình cái bay. Ngoài ra, bộ hàm của cá mập yêu tinh còn có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. Do sống ở đáy biển sâu, nên con người ít có cơ hội tiếp xúc với loài cá mập khác thường này.
Nhện biển
Nếu bạn nghĩ đại dương không phải là nơi dung dưỡng nhện, thì bạn đã nhầm. Mặc dù nhện biển trông rất giống nhện sống trên cạn, nhưng chúng thực tế không có họ hàng với nhau.
Giun Pompeii
Giun Pompeii sinh trưởng ở trong nước cực nóng gần các ống phun thủy nhiệt. Chúng là một trong các động vật chịu nhiệt tốt nhất trên thế giới.
Cá giọt nước
Với vẻ ngoài như một đống bầy nhầy khi lên cạn, cá giọt nước có thể được coi là loài sinh vật xấu nhất thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở môi trường sống bình thường của mình, 1,2km dưới bề mặt nước biển, cá giọt nước sẽ có diện mạo dễ nhìn hơn.
Giun Bobbit
Giun Bobbit có thể phát triển tới chiều dài 3 mét và tấn công với lực mạnh tới mức có thể xẻ đôi cơ thể một con cá ngay lập tức.
Sứa mũ hoa
Loài sinh vật này ăn những con cá nhỏ và thỉnh thoảng còn chén thịt lẫn nhau. Chúng có thể phình to hoặc teo nhỏ kích cỡ cơ thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn sẵn có.
Cá rồng biển thân lá
Những loài cá bơi chậm này cùng họ với cá ngựa. Chúng phụ thuộc vào những phần phụ giống hình chiếc lá để ngụy trang và bảo vệ mình trước sự dòm ngó của kẻ thù ăn thịt.
Marrus orthocanna
Loài sinh vật thường được gọi nôm na là sứa ống này, thực chất là một động vật sống theo quần thể, là tập hợp của nhiều cá thể có tên gọi là zooid, kết nối với nhau ở một thân chung.
Sứa Atolla
Sứa Atolla có vẻ ngoài trông khá giống phi thuyền hoặc đĩa bay của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các loài sứa trên Trái đất, sứa Atolla cũng không có các hệ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh trung ương.
Cá miệng rộng Sarcastic Fringehead
Loài cá này thường được phát hiện ẩn nấp bên trong các vật thể dưới đáy biển. Khi mở chiếc mồm rộng ngoác, chúng có thể khiến con mồi khiếp sợ.
Mực thủy tinh
Trên thế giới hiện có khoảng 60 loài mực thủy tinh. Điều này khiến chúng hợp thành một trong những họ mực lớn nhất hành tinh.
Bướm biển
Bướm biển thuộc nhóm động vật chân cánh. Chúng là những con ốc biển tí hon, trôi nổi và bơi xuyên qua nước với 2 chân giống như cánh.
Hải sâm hồng trong suốt
Loài hải sâm biển sâu sở hữu màu hồng nhạt này có cơ thể trong suốt đến mức để lộ toàn bộ hệ tiêu hóa của chúng.
Giun mực
10 phần phụ giống những xúc tu trên đầu của giun mực dài hơn toàn bộ thân chính của nó và được sử dụng để thu lượm thức ăn trong nước.
Tôm hùm vuốt chém
Khi loài tôm hùm biển sâu đáng sợ này được phát hiện năm 2007, giới khoa học đã lập thêm một chi mới cho chúng.
Hải quỳ bẫy ruồi
Tên của loài hải quỳ này được đặt theo cây bẫy ruồi vì có hình dạng tương tự và chúng cũng đánh bẫy mồi bằng chính "miệng" của mình.
Cá Mola Mola
Còn được biết đến với tên cá mặt trời, cá Mola Mola là loài cá có xương lớn nhất hành tinh. Trọng lượng của chúng có thể lên tới 2,5 tấn.
Cá dơi môi đỏ
Đây là loài cá bơi không giỏi, nhưng có khả năng sử dụng các vây của mình để đi bộ dưới đáy biển
Gấu nước
Các động vật tí hon này chỉ dài không đầy 1mm, nhưng sở hữu các đặc tính siêu việt. Chúng có thể sống sót trong những nhiệt độ cực điểm, dao động từ - 272 độ C tới 180 độ C và có khả năng chịu được phóng xạ nhiều hơn 1.000 lần so với đa phần động vật trên Trái đất. Đặc biệt, gấu nước có thể hồi sinh sau khi bị sấy khô khoảng 10 năm và là động vật đầu tiên được ghi nhận có khả năng sống sót trong môi trường không gian.
Ốc lưỡi hồng hạc
Các đốm chúng ta nhìn thấy không thực sự nằm ở lớp vỏ của ốc, mà thuộc lớp da bao phủ vỏ ốc.
Ốc sên biển
Ốc sên biển nằm trong số ít các động vật quái dị dưới biển. Chúng có tới hơn 3.000 loài khác nhau.
Bạch tuộc Dumbo
Tên của loài bạch tuộc này bắt nguồn từ việc chúng sở hữu những chiếc vây giống tai của voi Dumbo. Chúng sống ở dưới sâu hơn bất kỳ động vật nào khác dưới đáy biển, cách mặt nước biển tới gần 4km.
Lươn ruy-băng
Tất cả các cá thể thuộc loài lươn biển này chào đời là con đực, nhưng sau đó bất đầu phát triển các bộ phận của con cái khi trưởng thành.