Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX'

Tác phẩm trong triển lãm Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX. Ảnh của tác giả Mầu Hoàng Thiết.
Tác phẩm trong triển lãm Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX. Ảnh của tác giả Mầu Hoàng Thiết.
TPO - Từ ngày 11 đến 15/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” của tác giả Mầu Hoàng Thiết - nguyên phóng viên báo Tiền Phong.
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 1 Tác giả Mầu Hoàng Thiết là Việt kiều Thái Lan, năm 1950 tham gia Quân tình nguyện Việt Nam ở Thái Lan, rồi sang Lào chiến đấu. Ông cùng đơn vị chiến đấu ở Hạ Lào từ 1950 đến 1954. Hòa bình lập lại ở Đông Dương, đội quân ấy về nước ban đầu tập kết ở Thanh Hóa, ông được điều làm cán bộ tuyên huấn của sư đoàn 35 với nghiệp vụ nhiếp ảnh. Ảnh: Minh Hạnh
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 2 Năm 1962, ông Thiết về báo Tiền Phong công tác và được phân công chụp các hoạt động của Đoàn trong phong trào Thanh niên ba sẵn sàng. Chủ đề thanh niên tòng quân, sản xuất chiến đấu giỏi, học tập tốt... ở các tỉnh miền Bắc luôn là đối tượng thể hiện. Ảnh: Minh Hạnh
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 3 Triển lãm “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” của tác giả Mầu Hoàng Thiết trưng bày hơn 100 tác phẩm về hậu phương miền Bắc hỗ trợ sức người, sức của cho “thành đồng” miền Nam ruột thịt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Các tác phẩm đã tái hiện sinh động lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 – 1975 kháng chiến trường kỳ chống Mỹ; phản ánh khát vọng độc lập, tinh thần chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập thống nhất đất nước. Ảnh: Minh Hạnh
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 4 Triển lãm nhằm tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa và tôn vinh giá trị của tài liệu nói chung và tài liệu ảnh nói riêng trong đời sống xã hội và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đồng thời giúp công chúng hiểu hơn về cuộc sống bình dị, đời thường của nhân dân miền Bắc, về hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của một dân tộc bất khuất kiên cường, khát khao và yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh, một phần xác của máy bay F4 rơi xuống cánh đồng xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967. Ảnh: T.L
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 5 Những cô gái ba đảm đang quạt thóc vàng gửi ra tiền tuyến ở Vũ Thư, Thái Bình, năm 1967
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 6 Những vựa ngô ven sông Hồng, sông Đáy trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1967.
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 7 Tiếng hát át tiếng bom, bẩy đá mở đường, năm 1967
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 8 Các em học sinh trường cấp 1 và cấp 2 xã Đan Phượng đứng trong hầm kèo quan sát máy bay Mỹ ném bom xuống Hà Nội, năm 1972
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 9 Bé đến lớp nơi sơ tán. Con em công nhân nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội sơ tán về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, năm 1967
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 10 Dân quân thời chiến chống Mỹ ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 11 Tự vệ cảng Cửa Ông tỉnh Quảng Ninh, năm 1972
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 12 Món quà "Chiếc gậy Trường Sơn" tặng trai làng nhập ngũ ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, năm 1967
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 13 Chào quê hương, các chàng trai thủ đô vào chiến trường miền Nam chiến đấu, năm 1971
Cận cảnh 'Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX' ảnh 14 Nhà trường, gia đình, bạn bè tiễn đưa sinh viên trường Đại học Tổng hợp lên đường nhập ngũ, năm 1971

Sau triển lãm, nghệ sĩ nhiếp ảnh Mầu Hoàng Thiết và gia đình sẽ bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ những tác phẩm được sử dụng trong triển lãm và những film gốc mà ông còn lưu trữ tại gia đình. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV được quyền sử dụng, bảo quản, lưu trữ cho thế hệ mai sau.

MỚI - NÓNG