Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận

TPO - Bia ma nhai (Văn bia khắc chữ trực tiếp lên núi đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 1

Ngày 26/11, vào 12h30 (10h30 giờ Việt Nam) tại kỳ họp thứ 9 diễn ra ở TP Andong (Hàn Quốc), UNESCO (MOWCAP) đã thông qua và ghi danh hai hồ sơ Bia ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 2

Theo Cục Di sản văn hóa nhận định, bia ma nhai (Văn bia khắc chữ trực tiếp lên núi đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng là kho tàng di sản tư liệu quý giá bằng chữ Hán và chữ Nôm, với số lượng lớn.

Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 3
Theo Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn, hiện tại danh thắng có hơn 90 văn bản khắc trên núi đá, trong đó có đa số là bia chữ Hán và hai bia chữ Nôm.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 4
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là tài liệu gốc duy nhất được vua Minh Mạng ngự bút và cho khắc lên các vách núi, hang động.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 5
"Trong các tài liệu lịch sử như Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Nam Thực lục, Đại Nam dư địa chí ước biên… có ghi chép về sự kiện này", ông Hiền nói.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 6
Theo ông Hiền, để xác định thời gian các tấm bia, Ban quản lý phải có dữ liệu để dịch và xác định tuổi. Hiện tấm bia lâu đời nhất đã hơn 400 năm nằm ở hai động Hoa Nghiêm, động Vân Thông, hầu hết bia ma nhai còn lại có tuổi đời trên 100 năm.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 7
Được khắc trên các tảng đá, nhiều văn tự có bền hơn mấy thế kỷ đã phai nhạt dần. Vì để đảm bảo văn tự không bị mất, trước đó, Ban quản lý phối hợp với các đơn vị liên quan dặm hai lần để lưu giữ.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 8
Bia ma nhai thể hiện rõ tính giao thoa, hòa điệu về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia như Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam tại Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 9

Đặc biệt, ma nhai Ngũ Hành Sơn được xem là bộ sử của Phật giáo Đàng Trong, bắt đầu với tấm bia chữ Hán có niên đại Nhâm Tuất 1622 thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Cận cảnh Bia ma nhai tại Đà Nẵng được UNESCO ghi nhận ảnh 10
Sau khi được UNESCO ghi nhận, bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã góp phần nâng tổng số di sản tư liệu được UNESCO ghi danh tại Việt Nam lên chín di sản.

VIDEO: Cận cảnh Di sản Bia ma nhai tại danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.

Tin liên quan