Cách hiệu quả nhất phòng chống ngạt khói khi cháy nhà

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Thực tế, ngạt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn bị bỏng lửa. Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra khi cháy như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ...; đa số các trường hợp tử vong là vì ngạt khói, trước khi chết vì bỏng.

Theo BS. Đặng Tất Thắng - Khoa Cấp cứu Bỏng, BVĐK Xanh Pôn: Đa số các trường hợp tử vong là vì ngạt khói, trước khi chết vì bỏng. Thực tế, ngạt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn bị bỏng lửa. Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra khi cháy như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ...; đa số các trường hợp tử vong là vì ngạt khói, trước khi chết vì bỏng.

Ngạt khói rất nguy hiểm bởi nó gây tác động trực tiếp đến hệ hô hấp với các biểu hiện dễ nhận biết nhất là khó thở hay các biểu hiện của hội chứng suy hô hấp...

Bỏng hô hấp là một trong những loại bỏng rất nặng và khó cấp cứu. Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Vì vậy, khi có cháy, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng.

Do đó, cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Người bị nạn phải cố gắng không hít khói. Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.

Nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói (nếu có). Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm giảm lượng khói hít vào thấp nhất có thể. Về nguyên tắc sơ cứu nạn nhân ngạt khói, cần phải phục hồi hơi thở một cách đầy đủ và nhanh nhất. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và thoáng.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản để hạn chế di chứng.

Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa

  • Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín … để dập tắt lửa cháy.
  • Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.
  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm  sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.