Cách đơn giản chống đau dạ dày

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều bệnh nhân sau khi nghe tin mình nhiễm khuẩn HP (khuẩn Hellicobacter Pylori là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày) thì hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh, khuẩn HP không hề đáng sợ như bạn tưởng.

Tự mình dọa mình

Anh Nguyễn Hữu Vĩnh, 39 tuổi ở quận Tân Phú, Tp.HCM vốn là một người khỏe mạnh. Anh duy trì thói quen chạy bộ hằng ngày gần chục năm nay nên trông anh chỉ như trai mới bước qua tuổi 30. Vợ anh vẫn thường đùa rằng: “anh mà ra đường khối cô xin chết”.

Ấy thế nhưng hơn tháng nay, anh thường bị đau âm ỉ vùng thượng vị. Một sáng, khi vừa thức dậy leo ra khỏi giường, anh bỗng thấy hoa mắt chóng mặt và bụng lại âm ỉ đau. Anh tìm đến phòng khám đa khoa gần nhà. Các bác six tại đây cho anh xét nghiệm máu. Phát hiện thấy trong máu của anh xuất hiện kháng thể kháng HP nên kết luận anh bị nhiễm HP có khả năng gây ung thư dạ dày rất cao.

Các bác six khuyên anh phải dùng thuốc liên tục trong 3 tháng và phải thật cẩn thận trong sinh hoạt để tránh lây cho vợ con. Nghe tin dữ anh Hùng vô cùng hốt hoảng. Về đến nhà, anh bàn ngay cách cách ly với vợ con. Ngay hôm sau, anh đòi phải được ăn uống riêng, bát đũa, cốc uống nước… đều phải riêng biệt.

Chỉ trong 2 tuần mà người anh Vĩnh gầy sọp do suy nghĩ nhiều và ăn uống kém trong khi không khí gia đình thì luôn căng thẳng. Thường ngày anh hay ẵm bồng cưng nựng cô con gái mới hơn 2 tuổi của mình, nhưng từ sau khi khám bệnh về, anh chẳng dám lại gần con chớ nói gì ẵm bồng đùa vui. Cô công chúa nhỏ không được đùa vui với ba nữa sinh ra nhõng nhẽo cứ khóc nhè đòi anh bế…

Chị Lê Mai Ngọc ở Q.5, Tp.HCM cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tuần trước chị Ngọc thấy bụng đau âm ỉ, người mệt mỏi, chán ăn, làm việc không tập chung, vì những cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện. Khi chị đi khám thì được biết mình nhiễm khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư phải uống thuốc điều trị nếu không sẽ quá muộn. Từ khi biết tin, tâm trạng chị hoang mang, lo lắng, cứ ai bảo gì là chị Ngọc nghe theo tìm cách chữa trị, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, khiến chị chán nản chả còn thiết tha gì nữa.

Quẳng gánh HP mà vui sống 

BS. Vũ Đức Chung- Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội chia sẻ: Hiện nay, theo các số liệu thống kê cho thấy có đến phân nửa dân số thế giới bị nhiễm HP. Tuy nhiên, khuẩn HP không hề đáng sợ như nhiều người lầm tưởng, chúng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư dạ dày và không phải ai bị nhiễm khuẩn HP cũng bị ung thư.

Vì khuẩn HP có rất nhiều chủng loại khác nhau, nếu nhiễm chủng HP có độc lực yếu, thường không gây ra triệu chứng và rất hiếm khi phát triển thành ung thư. Chỉ khi nhiễm chủng HP có độc lực mạnh, mới có thể gây viêm và biến đổi nặng trên niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư. Do vậy, những người nhiễm khuẩn HP cứ bình tĩnh không nên hoang mang, lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP phần lớn là do lây nhiễm từ thức ăn, nước uống, qua không khí, đường hô hấp, dùng chung ly, chén bát, đũa muỗng với người nhiễm khuẩn.… Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh, và có thói quen ăn uống vệ sinh đúng cách thì bệnh này không hề đáng sợ

Khi đã bị nhiễm HP, các bác sĩ thường kê toa thuốc giảm đau có chứa thành phần Paracetamol không làm tổn hại cho dạ dày tá tràng của người bệnh. Người bệnh nhất thiết phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Khi thấy các triệu chứng nặng hơn như: đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu... người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sỹ khám và điều trị triệt để hơn. Quan trọng hơn, người bệnh nên tự trang bị kiến thức và hiểu biết về bệnh sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh ngay từ khi mới khởi phát.

Để bạn tránh xa hoặc có thể chiến đấu chống lại khuẩn HP, BS. Vũ Đức Chung đã đưa ra những lời khuyên:

Phòng tránh và điều trị HP bằng chế độ dinh dưỡng

- Nên tránh thói quen ăn mặn, tránh sử dụng nhiều muối, ăn các loại khô, mắm, các loại thịt cá xông khói, nướng cháy dễ làm phát sinh ung thư hơn.

- Ăn chín uống sôi để phòng ngừa tái nhiễm khuẩn.

- Không ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya quá sẽ làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể.

- Người đã bị nhiễm khuẩn HP nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, ít mỡ, ít chất kích thích tăng tiết dịch vị như: sữa, trứng, pho mát; thực phẩm giàu đạm chế biến qua luộc, hấp giúp dễ hấp thu; thực phẩm ít mùi vị như tinh bột, bánh mỳ…

- Người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm có độ axit cao (quả chua, dưa, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt) hoặc tạo hơi trong dạ dày (đậu đỗ, dưa cà muối, hành), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè) hay tăng tiết axit (nước sốt thịt, cá đậm đặc).

Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích, sữa chua...

Chế độ luyện tập

Để tăng cường sức đề kháng và chế độ ăn uống tốt cho sức khoẻ. Nên luyện tập ở mức độ vừa phải, chọn những bài tập phù hợp với tuổi tác như là chạy bộ bước ngắn, bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga… Mỗi lần đi khoảng 30 phút.

Nên tập luyện vào buổi chiều tối, lúc thời tiết đã mát mẻ. Người bệnh phải nên chọn loại giày vải mềm cho máu dễ lưu thông. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức, đặc biệt chú ý đối với người già.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG