Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung?

Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung?
TPO-Cuộc hội đàm giữa hai cường quốc phủ một bức màn khá kín đáo. Chuyên gia Nga phân tích và đưa ra những kết luận về chính sách đối ngoại của “siêu cường” đại lục.

Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung?

> Snowden và ván cờ của 'đại kỳ thủ' Putin

> Al-Qaeda trỗi dậy, hay màn kịch vụng về của người Mỹ? 

TPO-Cuộc hội đàm giữa hai cường quốc phủ một bức màn khá kín đáo. Chuyên gia Nga phân tích và đưa ra những kết luận về chính sách đối ngoại của “siêu cường” đại lục.

Ngày 8/6/2013 tại Sannilend (California, Mỹ) đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung? ảnh 1
 

Cuộc hội đàm giữa hai cường quốc phủ một bức màn khá kín đáo. Nhưng kết quả của cuộc đàm phán Mỹ-Trung Quốc đã được giáo sư Sergei Lousianin, chuyên gia nghiên cứu phương Đông thuộc trường đại học tổng hợp danh tiếng MGIMO- Nga phân tích và đưa ra những kết luận về chính sách đối ngoại của “siêu cường” đại lục.

Như dự kiến, cuộc hội đàm đã đề cập đến các vấn đề toàn cầu, khu vực và các mối quan hệ song phương. Một số các vấn đề đã đạt được sự đồng thuận nhất định, các vấn đề khác vẫn đang để ngỏ trong tương lai. Kết quả chính trị quan trong nhất là đã tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. Như lời phát biểu của người phát ngôn Bộ ngoại giao Hồng Lỗi, ý nghĩa lịch sử của cuộc gặp rất lớn, đã mang tầm cỡ “lòng tin chiến lược”, đẩy mạnh quan điểm đôi bên cùng có lợi và đã hình thành khái niệm quan hệ trên mô hình mới.

Tất nhiên, trong nội dung hội đàm, sẽ xuất hiện hai câu hỏi: Hai bên đã đưa vào những luận điểm nào trong khái niệm “quan hệ trên mô hình mới”? Những vấn đề nào quan điểm tiếp cận của cả hai bên đều đồng thuận và những vấn đề nào hai bên còn đang bỏ ngỏ?

Thái Bình Dương có đủ chỗ cho cả hai siêu cường?

Tuyên bố quan trọng nhất của ông Tập Cận Bình là Thái Bình Dương đủ không gian lợi ích cho cả hai siêu cường như Trung Quốc và Mỹ. Nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã đưa ra những luận điểm hình thành các mục tiêu cho cuộc họp thượng đỉnh “không cà vạt” – củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, cùng thúc đẩy hình thành một mô hình mới quan hệ giữa hai lực lượng vũ trang, cải thiện và tăng cường sự điều phối các chính sách kinh tế chính trị giữa hai quốc gia. Có vẻ như mục đích đề ra trong lĩnh vực chính trị đã đạt được phần lớn sự đồng thuận.

Những chủ đề chính yếu được đề cập đến trong các cuộc hội thảo về tình hình an ninh khu vực bao gồm tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên và những tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Thứ nhất – Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên – quan điểm và phương pháp tiếp cận của cả hai bên đều đồng thuận. Điều này trùng hợp với sự mở đầu các cuộc thương lượng giữa hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc về bình thường hóa tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Có lẽ các cuộc hội đàm ở California về vấn đề bán đảo Triều Tiên và sự bắt đầu bình thường hóa tình hình giữa Hàn Quốc và Triều tiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Về chủ đề thứ hai: Những tranh chấp trên biển Hoa Đông (Senkaku/Điếu Ngư) trong mối quan hệ Trung-Nhật. Đã đạt được một sự đồng thuận tương đối – hai bên nỗ lực điều chỉnh những mâu thuẫn về chủ quyền chỉ bằng các biện pháp đối thoại chính trị và ngoại giao. Những nội dung phức tạp hơn trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước Đông Nam Á được đưa vào chương trình đàm phán bí mật.

Kết quả đàm phán, hai bên đã đạt được một sự thỏa hiệp nhất định (vấn đề bán đảo Triều Tiên, vấn đề quan hệ Trung-Nhật trong giải quyết tranh chấp quần đảo biển Hoa Đông, vấn đề hợp tác chính trị - quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ…) được hiện thực hóa nhờ vào sự thay đổi quan điểm của cả hai bên. Không loại trừ khả năng Mỹ hứa sẽ gây ảnh hưởng lên đồng minh Nhật Bản trong kế hoạch “hạ nhiệt” những xung đột quanh quần đảo, còn Trung Quốc sẽ gây áp lực lên Bắc Triều Tiên. Không ngẫu nhiên mà Thủ tướng Shinzo Abe, ngay sau khi kết thúc các cuộc đàm phán ở Sannilende đã tuyên bố ủng hộ tuyên bố chung của ông Barack Obama và ông Tập Cận Bình.

Rò ràng với những thỏa hiệp nói trên, những đồng minh “chiến lược” hoàn toàn không có lợi ích trong đó, mà lợi ích thực sự là sự thỏa hiệp vấn đề chính trị khu vực để đạt được cơ chế “win-win” trong quan hệ đối ngoại song phương giữa các nước được gọi là “siêu cường”.

Nói chung, bằng “chương trình nghị sự California” Trung Quốc mong muốn một phần nào đó kiểm soát được tiến trình quay trở lại châu Á của Mỹ trong lĩnh vực quân sự và chính trị. Trong vấn đề hợp tác quân sự Trung-Mỹ, phía Bắc Kinh đã tránh không đưa vào chương trình nghị sự các vấn đề như minh bạch hóa vũ khí chiến lược, giảm thiểu đầu đạn hạt nhân…theo chương trình giảm thiểu vũ khí tiến công chiến lược mà Mỹ và Nga đặt ra.

Kinh tế và tấn công mạng

Chương trình nghị sự đối thoại song phương, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề phức tạp nhất và nóng nhất của cả hai bên. Cơ sở căn bản của mô hình trao đổi thương mại hai chiều giữa hai quốc gia vô cùng lớn (498 tỷ USD trong năm 2012), tăng trưởng thương mại bình quân đối với Trung Quốc đạt (315 tỷ USD vào 2012 ). Vấn đề tăng trưởng của đồng nhân dân tệ, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt mức kỷ lục từ trước đến nay (3.387 nghìn tỷ USD trong năm 2012), vấn đề Trung Quốc tiếp tục mua thêm trái phiếu Mỹ và các vấn đề nhạy cảm khác.

Có vẻ như không phải tất cả những vấn đề thương mại ở Sannilende đều được giải quyết suôn sẻ, nhưng các vấn đề tiêu cực trong thương mại dẫn đến ngõ cụt được đưa vào chương trình nghị sự kín.

Một trong những kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ là hai thỏa thuận được ký kết: Đó là thỏa thuận giảm 90 triệu tấn lượng khí thải CO2 vào không khí và thỏa thuận cùng tiến hành cuộc chiến chống tấn công mạng trên không gian ảo. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh đã có những rò rỉ thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng về việc người Mỹ lo lắng trước đe dọa của phía Trung Quốc rằng Mỹ mặc dù tuyên bố chống lại nguy cơ tấn công và lấy cắp thông tin của các hackers Trung Quốc, đã phát triển các kế hoạch tấn công mạng vào các đối tượng nước ngoài. “Nước ngoài” ở đây được hiểu là các hệ thống mạng của Trung Quốc. Washington muốn đẩy mũi dùi buộc tội về phía Bắc Kinh, nhưng ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng Trung Quốc cũng đang khổ sở trước vấn đề hackers nước ngoài xâm nhập mạng Trung Quốc. Kết quả cuộc đối thoại này hòa.

Ông Barack Obama không lay chuyển được quan điểm của ông tập trong vấn đề Syria, mặc dù vấn đề này đã được thảo luận nhiều lần trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tổng thống Mỹ thỉnh thoảng đề cập và nhận xét vấn đề Syria với tuyên bố ẩn dụ về vấn đề cần thiết phải tôn trọng “nhân quyền” ở Trung Quốc, nhưng đó cũng là nguyên tắc truyền thống trong các trò chơi đối ngoại Mỹ - Trung trong tất cả mọi lĩnh vực.

Hội nghị thượng đỉnh ở California không được Nga xem xét như là một thách thức trong mối quan hệ đối tác Nga-Trung. Sự phát triển song song của các mô hình hợp tác và thỏa thuận song phương–là sự kiện bình thường và hiện tượng tự nhiên trong quan hệ quốc tế. Theo chuyên gia Nga, rõ ràng trong các mối quan hệ đa phương hoặc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, biển Hoa Đông, hội nghị thượng đỉnh này đang là một ví dụ rất cụ thể trong việc sử dụng các tranh chấp chủ quyền hoặc lợi ích của các nước nhỏ hơn như là một phần của phương pháp tiếp cận các vấn đề lợi ích của các siêu cường.

Tuy nhiên, rõ ràng Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông, biển Hoa Đông nói riêng không phải chỉ là sân nhà hoặc không gian lợi ích của hai siêu cường. Mà đó còn là không gian sống, cũng như chủ quyền, lợi ích dân tộc của các quốc gia khác ven bờ Thái Bình Dương.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Cổng thông tin điện tử MGIMO

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.