Các loại rau gia vị chữa bệnh (phần 2)

Các loại rau gia vị chữa bệnh (phần 2)
TPO – Từ các loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như kinh giới, rau ngổ, rau mùi...kết hợp thêm một số vị khác sẽ có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Các loại rau gia vị chữa bệnh (phần 2)

TPO – Từ các loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như kinh giới, rau ngổ, rau mùi...kết hợp thêm một số vị khác sẽ có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Rau kinh giới
Rau kinh giới. Ảnh: Internet

Rau kinh giới

Kinh giới là vị rau thơm ăn kèm nhiều loại rau sống quen thuộc. Đông y dùng kinh giới chữa một số chứng bệnh rất hiệu nghiệm. Kinh giới có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, trĩ ra máu, mụn nhọt sưng đau, lở loét…

Trị chứng thổ huyết: Lấy vài cây kinh giới (cả rễ) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nửa chén nước cốt cho uống.

Trị chứng cấm khẩu: nếu bị trúng gió cấm khẩu, tay chân cứng không cử động được thì lấy một nắm lá cây kinh giới, sao cháy đen, tán bột mịn, hòa với nửa chén rượu, cạy miệng người bệnh đổ vào. Nếu bị trúng gió làm méo miệng thì giã nát cả cây kinh giới, vắt lấy nước cốt cho uống.

Trị chứng sưng rốn ở trẻ em: Lấy một nắm lá kinh giới nấu nước rửa sạch rốn cho trẻ, rồi lấy 1 củ hành nướng nóng, thái mỏng đắp lên rốn sẽ khỏi.

Trị chứng mụn nhọt, mụn đinh sưng tấy, đau nhức: Lấy 1 nắm lá kinh giới rửa sạch, thái nhỏ, sắc với hai bát nước (bát ăn cơm), còn một bát, chia uống hết trong ngày.

Trị chứng rôm sảy ở trẻ: Nếu trẻ bị rôm sảy, gãi nhiều sinh nhiễm trùng, lở loét thì lấy hoa kinh giới sắc làm nước uống cho trẻ. Lấy lá kinh giới rửa sạch, vò nát, pha vào nước trắng cho trẻ rất hiệu nghiệm.

Trị chứng lở loét xung quanh bàn chân do phong độc: Rửa sạch vết lở rồi lấy một nắm lá kinh giới đốt thành tro, trộn với nước của củ hành (giã nát) đắp vào vết thương, sẽ mau khỏi.

Rau ngổ
Rau ngổ. Ảnh: Internet

Rau ngổ

Theo Đông ý, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra rau ngổ còn dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…

Trị chứng viêm tấy đau nhức: lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị chứng ho, sổ mũi: lấy 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị chứng đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị chứng sỏi thận: lấy 20 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hằng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.

Trị rắn cắn: lấy 15 - 20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 40g rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 lần liền.

Rau mùi
Rau mùi. Ảnh: Internet
 

Rau mùi (mùi ta)

Mùi ta hay còn gọi là ngò (rau ngò) ngoài tác dụng làm rau gia vị, Đông y còn dùng như một vị thuốc chữa một số chứng bệnh. Theo Đông y rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có công dụng làm tiêu thức ăn. Hạt mùi có công dụng trị các chứng đậu sởi, phá các mụn độc, làm mau lành các chứng lở, thông đại tiểu tiện, trị phong tà, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa. Quả mùi còn được sử dụng trong công nghệ làm nước hoa, nước gội đầu, ướp trà, làm rượu..

Trị chứng kiết lỵ: Khi mắc phải chứng kiết lỵ thì lấy 1 nắm hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, uống ngày 2 lần mỗi lần khoảng 7 - 8g. Nếu bị lỵ ra máu thì uống hạt mùi với nước đường, lỵ đàm thì uống với nước vắt từ gừng giã nhuyễn.

Trị chứng tiêu chảy ra máu: Lấy một nắm hạt mùi sao thơm, tán nhỏ ngày uống 2 lần, mỗi lần 7g với nước sôi để ấm, rất có kết quả.

Trị chứng đau bụng âm ỉ, đầy bụng khó tiêu: Lấy 1 nắm rau mùi, 100g vỏ quýt rửa sạch, sắc uống.

Trị chứng ho, làm tăng sữa cho bà mẹ: Lấy 20g rau mùi sắc uống.

Trị chứng trì lòi dom, lở loét: Lấy 100g hạt mùi sao thơm, tán bột. Mỗi lần uống khoảng 7 - 8g cùng với rượu lúc đói bụng. Bài thuốc này chỉ cần uống vài lần là đỡ.

Trị chứng lở loét lưỡi: Khi bị lở loét niêm mạc lưỡi đau rát, ăn uống khó khăn thì lấy 15g lá rau mùi, 10g lá rau húng chanh đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối rồi nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ cho kết quả tốt.

BS Nguyễn Thị Thêu

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.