Các cơ quan, doanh nghiệp tại Đồng Nai nợ trên 753 tỷ đồng các loại bảo hiểm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong 5 tháng đầu năm 2023, nhiều đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai nợ, chậm đóng các loại bảo hiểm với số tiền trên 753 tỷ đồng. Ngoài ra gần 3.500 doanh nghiệp hoạt động nhưng chưa thực hiện các loại bảo hiểm theo quy định.

Ngày 28/6, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh là 753,4 tỷ đồng.

Các cơ quan, doanh nghiệp tại Đồng Nai nợ trên 753 tỷ đồng các loại bảo hiểm ảnh 1

Người lao động thực hiện các thủ tục hưởng bảo hiểm tại BHXH Đồng Nai

Trong đó, khối doanh nghiệp chậm đóng số tiền lớn nhất với 655,2 tỷ đồng; còn lại là khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và các khối khác. Tình trạng nợ, chậm đóng tiền bảo hiểm đã diễn ra nhiều năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Ngoài ra, qua dữ liệu cơ quan thuế cung cấp cho thấy, trên địa bàn tỉnh còn 3.485 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHYT, BHTN, BHXH cho người lao động.

Theo BHXH Đồng Nai, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong đó có ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và suy thoái kinh tế thế giới nên công tác thu hồi tiền nợ, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN ít nhiều gặp khó khăn.

Để hạn chế tình trạng này, thời gian qua, ngành BHXH đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp như hàng quý gửi danh sách các đơn vị chậm đóng BHXH từ 3 tháng trở lên cho các sở, ban, ngành liên quan để phối hợp thu hồi tiền chậm đóng. Quá trình rà soát, đối chiếu, xác minh, nếu phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm, BHXH tỉnh sẽ đề xuất với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

MỚI - NÓNG
Mất hàng ngàn tỷ đồng vì lừa đảo trên không gian mạng
Mất hàng ngàn tỷ đồng vì lừa đảo trên không gian mạng
TPO - Năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Hoạt động lừa đảo xảy ra liên tục, tại nhiều địa phương, theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05).