Các bác sĩ bệnh viện FV đã cứu sống tôi

Các bác sĩ bệnh viện FV đã cứu sống tôi
Đây là chia sẻ của chú Phạm Thanh Thuỷ, giáo viên hưu trí ở Bình Dương, sau 4 tháng điều trị căn bệnh ung thư hạch quái ác tại bệnh viện FV (Pháp Việt)

Các bác sĩ bệnh viện FV đã cứu sống tôi

Đây là chia sẻ của chú Phạm Thanh Thuỷ, giáo viên hưu trí ở Bình Dương, sau 4 tháng điều trị căn bệnh ung thư hạch quái ác tại bệnh viện FV (Pháp Việt)

Thuỷ khoẻ mạnh cùng con gái sau 4 tháng điều trị ung thư hạch tại bệnh viện FV (Pháp Việt)
Thuỷ khoẻ mạnh cùng con gái sau 4 tháng điều trị ung thư hạch tại bệnh viện FV (Pháp Việt) .
 

Căn bệnh không ngờ

Đã bốn năm trôi qua kể từ ngày tôi thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, vẫn còn không ít người ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Làm sao họ không ngạc nhiên được khi họ đã từng chứng kiến tôi trong giờ phút thập tử nhất sanh đó. Ấy vậy mà giờ đây, tôi lại sống khỏe và còn được nhìn thấy cháu ngoại ra đời, khôn lớn, gọi ông ngoại ríu rít cả ngày. Đó cũng là nhờ phép màu của bàn tay các lương y bệnh viện FV.

Vào khoảng tháng 2 năm 2008, vợ tôi tình cờ phát hiện hai chân của tôi sưng to bất thường. Đinh ninh là mình bị gà đá, nên tôi chỉ lấy dầu bóp chân cho đỡ sưng. Tuy nhiên, mấy ngày sau, chân tôi sưng to hơn và tôi bắt đầu sốt, mệt mỏi. Nghe lời vợ khuyên, tôi đến phòng mạch của một bác sĩ gần nhà. Sau khi cho tôi uống thuốc vài ngày và nhận thấy tình trạng chân tôi không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng sưng to hơn, bác sĩ cho hay bệnh tôi phức tạp lắm và khuyên tôi nên lên một bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh để điều trị.

Hai tháng nằm viện, tôi được chuyển từ khoa tiêu hoá đến khoa tim, thậm chí bác sĩ còn khẳng định tôi bị vô sinh! Chán nản, mệt mỏi vì những chuẩn đoán không rõ ràng, tôi rơi vào tình trạng sa sút tinh thần trầm trọng. Cuối cùng, các bác sĩ đề nghị cắt đi đôi chân của tôi dù lúc đó họ không hề biết tôi bị bệnh gì. Đất trời như sụp xuống, tôi rơi vào khủng hoảng.Mặc cho sự an ủi, động viên của vợ và hai con gái, tôi vẫn từ chối ca mổ và quyết định về nhà chờ chết.

Dẫu rằng như vậy, nhưng tôi vẫn canh cánh trong lòng với câu hỏi: mình mắc bệnh gì? Chẳng lẽ thật sự không có cách chữa? Sau đó, theo sự mách bảo và thúc ép của những người thân, hai vợ chồng lại khăn gói xuống Trà Vinh. Lại hai tháng nữa trôi qua, những thang thuốc nam cũng chẳng hề có chút kết quả. Không chỉ chân không đi được mà cổ tôi nổi thêm một hạch lớn như trái chanh, còn bên hông thì như có vật gì đó nhòn nhọn cứ chực nhú ra ngoài. Đau đớn toàn thân, tuyệt vọng hoàn toàn, tôi buông xuôi, quyết định về nhà để gặp gia đình lần cuối.

Hành trình tìm lại cuộc sống

Đúng lúc đó, một người quen đến thăm và cho biết có một người hàng xóm bị bệnh tương tự như tôi nhưng đã được chữa khỏi tại bệnh viện FV (Pháp Việt). Bán tín bán nghi, vợ tôi thuyết phục lần cuối: vào bệnh viện FV để vớt vát chút hy vọng. Dù biết sẽ không có kết quả gì, nhưng vì thương vợ, tôi quyết định đi thử một chuyến.

Vào đầu tháng 7-2008, chỉ một ngày sau khi nhập viện, các bác sĩ của bệnh viện FV cho biết nhiều khả năng tôi bị bệnh Lymphôm hay còn gọi là Ung thư hạch giai đoạn IV, với nhiều tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ hoại tử 2 chân. Ngay sau đó, các bác sĩ bệnh viện FV tiến hành phẫu thuật sinh thiết để chuẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời tiến hành liệu pháp điều trị kháng đông để giải quyết biến chứng thuyên tắc mạch. Như có phép lạ, ngay lập tức đôi chân tôi trở lại bình thường và sức khoẻ tôi được cải thiện rõ rệt. Và niềm vui càng như vỡ oà khi các bác sĩ bệnh viện FV thông báo đã chuẩn đoán đúng căn bệnh, tôi vẫn còn cơ may khỏi bệnh vì bệnh Lymphôm rất nhạy với hoá trị.

Đặc biệt, các bác sĩ đã khuyên tôi nên chấp thuận phương pháp kết hợp hóa trị cổ điển và liệu pháp nhắm trúng đích. Vào thời điểm đó, thuốc này mới vừa được phép lưu hành ở Việt nam và bệnh viện FV là nơi đầu tiên sử dụng cho bệnh nhân với kết quả rất tốt. Kỳ diệu thay, ngay sau chu kỳ hóa trị đầu tiên, khối hạch cổ xẹp hoàn toàn, các khối bướu trên đầu cũng không còn, cái vật nhòn nhọn bên hông cũng biến mất. Lúc đó, tôi chỉ muốn ôm chầm lấy bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, bác sĩ Võ Kim Điền để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của mình. Đêm đó là đêm đầu tiên sau gần nửa năm mắc bệnh, tôi có một giấc ngủ ngon và an lành.

Căn bệnh hiểm nghèo suýt cướp đi sinh mạng của tôi và đã tiêu tốn khá nhiều tiền của trong nhà. Nhưng tôi vẫn không hối tiếc khi đặt niềm tin vào bệnh viện FV. Điều hạnh phúc là cuối cùng tôi đã chiến thắng tử thần. Tôi trân trọng từng giây phút của cuộc sống hiện tại vì đó là món quà của các bác sĩ và nhân viên bệnh viện FV đã trao tặng cho tôi và gia đình.

BỆNH LYMPHÔM hay UNG THƯ HẠCH.

Bệnh Lymphôm là một bệnh ung thư của các tế bào Lymphô và gồm có 2 nhóm chính : Lymphôm Hodgkin (còn được gọi tắt là bệnh Hodgkin) và Lymphôm không Hodgkin. Bệnh Hodgkin được bác sĩ Thomas Hodgkin ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1832. Bệnh Lymphôm không Hodgkin có nhiều loại hơn và vì việc định danh được hoàn chỉnh muộn hơn. Hiện tại, có khoảng 16 loại Lymphôm không Hodgkin. Trong đó, có 14 loại Lymphôm không Hodgkin tế bào B và 2 loại tế bào T.

Bệnh nhân lymphôm có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau :

- Nổi hạch ở cổ, nách, bẹn, hoặc trong bụng – ngực.

- sốt liên tục.

- Sụt cân.

- Phù mặt hoặc khó thở khi có hạch trong lồng ngực.

Để có chẩn đoán xác định, các bác sĩ phải thực hiện sinh thiết hạch hoặc các tổn thương khác. Sau đó, để xác định giai đoạn bệnh, bệnh nhân phải được tiến hành thêm các xét nghiệm máu, sinh thiết tủy xương, chụp CT scan hoặc PET scan.

Bệnh Hodgkin có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong khi đó, đáp ứng điều trị của bệnh Lymphôm không Hodgkin thay đổi tùy theo loại.

Các phương pháp điều trị chính :

- Hóa trị: Thường phối hợp nhiều loại hóa chất (combination chemotherapy). Đa số các hóa chất đều được dùng đường tĩnh mạch, một vài loại thuốc dùng đường uống.

- Xạ trị: Thường được sử dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ sau hóa trị. Mô đích của xạ trị là các tổn thương còn lại sau hóa trị.

- Liệu pháp nhắm trúng đích: là phương pháp điều trị toàn thân trong trường hợp Lymphôm thuộc dòng tế bào B, có CD 20 dương tính. Việc tìm ra thuốc Rituximab được xem như một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh Lymphôm với tỉ lệ khỏi bệnh gia tăng rõ rệt.

- Ghép tủy hay ghép các tế bào gốc : được áp dụng trong một số loại Lymphôm, là triển vọng tương lai tuy nhiên chi phí điều trị lớn.

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG