Cả làng vào rừng “ăn”hạt dẻ kiếm... 2 tỷ đồng/năm

Cháu Nguyễn Thị Lành theo mẹ vào rừng nhặt hạt dẻ những lúc nghỉ học.
Cháu Nguyễn Thị Lành theo mẹ vào rừng nhặt hạt dẻ những lúc nghỉ học.
Cứ tháng 10-11 dương lịch hàng năm, hàng trăm người dân các xã Quảng Lưu, Quảng Tiến, Quảng Trạch,... huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) lại đổ vào rừng “ăn” hạt dẻ (nhặt hạt dẻ).

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Quảng Lưu, mỗi năm trung bình sản lượng hạt dẻ mà người dân nhặt được khoảng 100-120 tấn. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng hạt dẻ nhặt được lớn hơn nhiều, bởi không chỉ riêng người dân xã Quảng Lưu mà ở các xã lân cận cũng vào rừng “ăn”.

Gặp mẹ con chị Đặng Thị Như và cháu Nguyễn Thị Lành, ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu vừa từ rừng dẻ ra, chị Như cho biết: “Mùa dẻ rụng trúng vào những ngày nông nhàn nên năm nào tôi cũng đi nhặt hạt về bán, trung bình được 7-10 kg/ngày, ra khỏi rừng là có thương lái mua ngay.

Cả làng vào rừng “ăn”hạt dẻ kiếm... 2 tỷ đồng/năm ảnh 1

Đàn ông cũng đi nhặt hạt dẻ.

Thông thường, theo chị Như, những năm ít hạt dẻ rụng thì bán được giá hơn, khoảng 30.000 đồng/kg. Năm nay dẻ sai hạt, nhiều người đi nhặt nên chỉ bán được 20.000 đồng/kg. Như vậy, bình thường mỗi người mỗi ngày kiếm được 200.000-300.000 đồng, ngày nào con nghỉ học chị còn cho đi cùng.

Đây là công việc cần sự kiên trì, cần mẫn, phù hợp với phụ nữ hơn, nhưng không vì thế mà rừng dẻ vắng tiếng đàn ông. Anh Cao Hoài Nam ở thôn Hải Lưu, xã Quảng Tiến, cho hay, nếu chịu khó, một tháng đi nhặt hạt dẻ cũng kiếm được 5-7 triệu đồng. “Số tiền này rất lớn đối với nông dân như chúng tôi, không chỉ giúp trang trải sinh hoạt mà còn để nuôi mấy đứa em ăn học", anh Nam nói thêm.

Không chỉ vào rừng “ăn” dẻ, gia đình chị Lê Thị Tuyết, thôn Vân Tiền, còn được nhận khoán bảo vệ gần 5 ha. Mỗi mùa dẻ rụng, gia đình nhặt được hơn nửa tấn hạt, thu về cả chục triệu đồng.

Từ tiền bán hạt dẻ, gia đình chị Tuyết có thêm vốn để chăn nuôi, trồng trọt, lập trang trại giữa đồi dẻ bạt ngàn. Dần dà cũng có "của ăn của để", gia đình chị thoát nghèo và trở thành hộ khá giả trong xã.

Cả làng vào rừng “ăn”hạt dẻ kiếm... 2 tỷ đồng/năm ảnh 2 Nụ cười được mùa hạt dẻ.
Cả làng vào rừng “ăn”hạt dẻ kiếm... 2 tỷ đồng/năm ảnh 3 Mỗi ngày, trung bình mỗi người nhặt được 7-10 kg hạt dẻ.
Cả làng vào rừng “ăn”hạt dẻ kiếm... 2 tỷ đồng/năm ảnh 4 Thương lái thu mua hạt dẻ của người dân đi nhặt về.
Hơn 20 năm trước, vì thiếu đất sản xuất, người dân xã Quảng Lưu chặt phá rừng lấy gỗ không thương tiếc. Cũng từ đó, thiên tại hạn hán bám riết lấy người dân nơi đây. Cuộc sống vốn khó khăn lại càng khó khăn bội phần.   

Ông Biền Ngân, Chủ tịch kiêm Bí thư xã Quảng Lưu nhớ lại, vì quyết tâm tái sinh rừng dẻ nên thời điểm đó xã ra quyết sách cấm cửa rừng, không cho người dân chặt phá, rừng làm nương rẫy. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, chính quyền xã cũng phạt những ai vi phạm.

Ông Ngân cho hay, nhiều người phản ứng rất quyết liệt, kéo đến nhà lãnh đạo xã chửi bới, nói xấu vì đã "cướp" mất miếng cơm của họ. Xã phải lập một tổ bảo vệ rừng thường xuyên túc trực, tuyên truyền cho người dân hiểu được những lợi ích lâu dài mà rừng mang lại. Nhờ đó, rừng dẻ cũng dần hồi sinh.

Hiện nay, gần 2.000 ha rừng dẻ ở xã Quảng Lưu cây mọc ken dày, xanh ngút tầm mắt. Người dân chẳng những tự hào vì đã tái sinh được rừng dẻ mà còn thu về bạc tỷ mỗi năm từ việc nhặt hạt dẻ. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg mỗi mùa, hạt dẻ đã mang về cho người dân xã Quảng Lưu nguồn thu hơn 2 tỷ đồng.

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.