Bột sắn dây hạ huyết áp, chữa suy thận

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Đông y, thành phần dinh dưỡng của sắn dây có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể. Sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giải độc, giải sốt, vì thế rất thích hợp với những người mắc bệnh thương hàn, phát ban, sởi, sốt xuất huyết….

Trong điều trị chấn thương, sắn dây còn giúp cầm máu, hút mủ, làm tan máu bầm. Sắn dây còn có lợi cho đường ruột đồng thời giúp ngăn ngừa một số bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa.

Ngoài ra, những dưỡng chất từ sắn dây có thể giúp cơ thể tăng cường sinh lực và giảm mệt mỏi một cách hiệu quả, đồng thời có tác dụng tốt cho một số bệnh sau:

Làm hạ huyết áp: Đó là nhờ vào thành phần Puerarin chủ yếu có trong củ sắn dây và một số họat chất có gốc Aglycone.

Giúp gia tăng lượng máu cung cấp cho não và tim: Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, củ sắn dây giúp cải thiện chức năng họat động của hệ tuần hòan cũng như tăng độ đàn hồi của động mạch vành, ngăn ngừa hiện tượng thiểu năng tuần hòan và thiếu máu cấp tính của cơ tim.

Giảm triệu chứng khó chịu: Những hợp chất có trong sắn dây như Puerarin và Daidzen đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt những triệu chứng khó chịu của cơ thể đối với phụ nữ giai đọan tiền mãn kinh.

Giảm những cơn đau thắt ngực: Sắn dây có hiệu quả cao trong việc giảm tần suất của những cơn đau thắt ngực.

Sắn dây tốt cho bệnh tiểu đường: Trong sắn dây chứa ít thành phần đường và có tính hàn nên bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng một cách an tòan. Thành phần Puerarin của sắn dây có thể cải thiện sức đề kháng của insulin trong cơ thể, đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện hiện tượng võng mạc ở mắt bệnh nhân bị tiểu đường, giúp giảm bớt bệnh về thị lực do bệnh tiểu đường gây ra.

Món ăn bài thuốc từ bột sắn dây

Bột sắn dây có thể ăn sống hoặc nấu chín, nhưng thường uống sống tốt hơn nấu chín. Khi được kết hợp với các thực phẩm khác, bột sắn dây sẽ càng phát huy công dụng đối với sức khỏe.

1. Món ăn giải nhiệt: Hòa tan bột sắn dây sống chung với nước nấu chín để nguội đề ăn sống. Có thể cho thêm chút nước cốt chanh tươi và đường thô nguyên chất như đường thốt nốt, đường nâu hoặc đường đen.

2. Món ăn giải sốt và giải khát: Hòa tan chung bột sắn dây và phần nạc của ô mai thực dưỡng trong nước lạnh để nấu sôi cho đến khi bột chín. Có thể bảo quản bột đã chín trong bình thủy để uống trong ngày. Nếu mắc bệnh đau quặn ruột hoặc dạ dày, có thể cho thêm ít nước cốt gừng tươi hoặc tương nguyên chất.

3. Món ăn tăng cường thể lực, trị tiêu hóa kém và thận suy: Hòa tan bột sắn dây chung với một chén nước sạch để nấu trong một cái soong. Đun cho sôi và khuấy đều tay cho đền khi bột có màu trong là được. An bột chung với ô mai thực dưỡng, lọai ô mai đặc biệt có bán tại các hiệu thuốc Bắc, với muối mè hoặc nước tương nguyên chất chế biến thiên nhiên theo cách cổ truyền. Mỗi ngày có thể ăn một chén.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG