Bóng đá Trung Quốc bị truyền thông châu Á chê tơi tả khi đại bại ở AFC Champions League

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thua 0-5, 0-7 rồi 0-8, đó là kết quả của các đội bóng Trung Quốc tại 2 lượt trận đầu vòng bảng AFC Champions League. Các trận thua quá đậm này khiến bóng đá Trung Quốc bị truyền thông châu Á vùi dập tới tấp.
Bóng đá Trung Quốc bị truyền thông châu Á chê tơi tả khi đại bại ở AFC Champions League ảnh 1

Guangzhou (áo đỏ) thua tan tác Kawasaki Frontale

Dù biết khi những Shandong Taisan, Guangzhou đưa đội hình trẻ đi dự AFC Champions League nên việc họ thua trận là không thể tránh khỏi. Nhưng rõ ràng là những thất bại này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bóng đá Trung Quốc. Hôm qua, Guangzhou bị vùi dập 0-8 còn Shandong Taisan chịu thất bại 0-5.

Chính những tờ báo thể thao hàng đầu của đất nước này cũng phải lên tiếng. Tựu trung lại là cảm giác xấu hổ. Trang Thể Thao Nhân Dân viết: "Hy vọng họ sẽ xấu hổ và sau đó dũng cảm đứng dậy làm lại từ đầu sau những thất bại lịch sử này".

Sohu phân tích: "Giới hạn chịu đựng giờ đã trở thành... không giới hạn. Vì các tỷ số đậm đà vẫn cứ tiếp diễn, mang tới những nỗi thất vọng liên tiếp cho người hâm mộ. Nên nhớ, thảm bại 0-8 của Guangzhou là kỷ lục về trận thua đậm nhất của một đại diện Chinese Super League khi ra đấu trường châu lục".

Thậm chí có nhiều thông điệp còn cho rằng thà Shandong Taisan, Guangzhou bỏ giải như Shanghai Port "còn đỡ xấu hổ hơn việc ra sân và nhận những cơn mưa bàn thua".

Bóng đá Trung Quốc bị truyền thông châu Á chê tơi tả khi đại bại ở AFC Champions League ảnh 2

Tình huống Kawasaki Frontale ấn định tỷ số 8-0

Truyền thông Hàn Quốc cũng chú ý đến các trận thua này. Và kết luận được tạp chí Best Eleven rút ra là với Trung Quốc, bóng đá không phát triển tỷ lệ thuận với dân số của quốc gia này. Tờ báo hàng đầu Hàn Quốc phân tích: "Bóng đá không phải là môn thể thao có thể chạy đua được với dân số đông.

Trung Quốc có dân số hơn 1,4 tỷ người, nhưng thứ tự trên BXH FIFA của nước này chỉ là 77, trong khi Bỉ, quốc gia đứng thứ hai trên BXH FIFA chỉ có dân số 16 triệu người. Nhưng rõ ràng, nền bóng đá trẻ của Bỉ là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới.

Môn thể thao mạnh nhất thế giới của Trung Quốc là bóng bàn. Có 5 lý do khiến bóng bàn Trung Quốc có thể chiếm vị trí hàng đầu thế giới: Nền tảng cơ sở rộng khắp, huấn luyện viên xuất sắc, phương pháp huấn luyện đẳng cấp nhất, hệ thống liên đoàn vững chắc và hệ thống thi đấu bài bản.

Nên nhớ, có 85 triệu người chơi bóng bàn mỗi ngày ở Trung Quốc, và có 30 triệu người đăng ký chơi bóng bàn ở các giải đấu từ thấp đến cao. Nếu Trung Quốc muốn làm tốt môn bóng đá, họ chỉ cần làm giống như môn bóng bàn của họ. Chỉ cần bạn gắn bó với kế hoạch này hơn 10 năm, bạn có thể sẽ lại được tham dự World Cup".

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.