Trước phản ứng dữ dội của người hâm mộ sau thất bại tại SEA Games 26, Tổng Thư ký Trần Quốc Tuấn đã có những cuộc làm việc với cấp trên về mặt nhà nước là Tổng cục TDTT. Tại cuộc gặp gỡ này, ông tổng thư ký hứa sẽ từ chức để mọi chuyện êm ấm và sau đó sẽ về nhận việc ở Tổng cục TDTT mà ông đang mang hàm vụ trưởng.
Thế nhưng sau khi nhận được 100% phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành LĐBĐ VN tại cuộc họp ngày 22.12, ông Tuấn lại đồng thuận với việc ở lại cùng chơi canh bạc với Ban Chấp hành LĐBĐ VN và quên hết lời hứa hẹn với tổ chức và quên luôn cả cái đơn từ chức.
Thế nhưng việc “vỗ mặt” người lớn không yên khi bốn ngày sau, ông tổng thư ký đã thuyết phục LĐBĐ VN cho ông được nghỉ thật vì không muốn mang tội “chống lệnh”. Và lần này thì ông Tuấn buộc phải giữ “kèo” Tổng cục TDTT và lật lại kèo với LĐBĐ VN dù đã tìm được người “thế mạng” là Falko Goetz.
2. Tiễn và động viên HLV Falko Goetz về ăn tết rồi “lật”
Lời bình: Kẻ gần ta nhất nhiều khi lại là kẻ làm ta đau nhất. |
Cú đá giò lái của Chủ tịch LĐBĐ VN Nguyễn Trọng Hỷ thực hiện với HLV trưởng Falko Goetz ngay trong dịp Giáng sinh 2011 và tết dương lịch. Dù bị dư luận và giới chuyên môn chỉ trích kịch liệt sau thất bại thảm hại tại SEA Games 26 nhưng ông chủ tịch LĐBĐ VN là Nguyễn Trọng Hỷ vẫn nói cứng “nguyên nhân thất bại là do V-League xài nhiều cầu thủ ngoại”; “ông Falko Goetz thật sự có tài, làm việc khoa học, bài bản nhưng do thời gian cầm quân ngắn nên cho ông ấy thêm thời gian và cơ hội”…
Ngày tiễn ông Goetz về, ông chủ tịch còn lấy quyền uy của mình mà đảm bảo chiếc ghế đấy đến hết AFF Cup 2012. Đùng một cái, tại cuộc họp Ban Chấp hành LĐBĐ VN, vì để “giải cứu” người nhà là Tổng Thư ký Trần Quốc Tuấn, ông Hỷ đã cho ban chấp hành bỏ phiếu sa thải HLV Falko Goetz làm ông thầy này ở quê nhà ăn Noel mà mắc nghẹn vì lời hứa của “bạn” lúc động viên mình về quê ăn tết.
3. VPF biến có thành không
Lời bình: Bóng trong chân các ông bầu nhưng không phải ông bầu nào cũng biết đá bóng.. |
LĐBĐ VN có bản hợp đồng bán bản quyền truyền hình cho AVG và khi bàn giao các giải đấu cho VPF, LĐBĐ VN cũng bàn giao cả việc kế thừa những hợp đồng đã ký kết, trong đó có bản quyền truyền hình. Thế nhưng còn hai ngày trước khai mạc Super League thì bầu Kiên thay mặt VPF ký công văn cho phép đài khác là VTV và các đài trực thuộc VTV được trực tiếp các giải đấu của VPF.
Cú lật kèo này làm mang tiếng LĐBĐ VN vì bố trao con quyền thừa kế mà không biết dạy con phải có nghĩa vụ với những gì đã kế thừa. Cú lật kèo đấy cũng khiến nhiều người nghi ngờ vào khả năng điều hành các giải trên tinh thần fair-play của VPF. Nó làm tổn thất uy tín rất nhiều của những người cầm cuộc chơi nhưng bất cần những ràng buộc của luật chơi.
4. Bầu ảo lật cầu thủ thật
Lời bình: Bầu thì cũng có hàng chục loại bầu và không phải bầu nào cũng bỏ tiền cho bóng đá.. |
Ông bầu Lưu Quang Lãm của CLB Sài Gòn FC vừa tiếp quản đội bóng đã lớn tiếng với thương vụ mua người Sài Gòn về khoác áo CLB Sài Gòn. Ông nhắm đến hậu vệ Quang Thanh và tung ra thông tin mua với giá khủng làm “thằng bé” xin thanh lý đền hợp đồng với CLB cũ rồi bất ngờ giờ chót bị cú “đá hậu”.
Thực chất của cú lật này là chiêu PR trước ngày ra mắt CLB Sài Gòn FC. Không lâu sau thì CLB đấy binh biến vì ông bầu mới chỉ có hứa mà không có tiền chi. Kết quả là hội đồng quản trị CLB phải “lột” ngay ông bầu hay hứa suông và đưa ban lãnh đạo mới lên thay để kịp bình ổn tinh thần cầu thủ trước lễ xuất quân.
Theo Pháp luật TP.HCM