Bón phân hiệu quả cho cây dứa

Bón phân hiệu quả cho cây dứa
TP - Dứa là cây “ăn đá, nhả vàng”, bộ rễ yếu, chủ yếu phát triển ở lớp đất nông trên mặt, do vậy, đất trồng dứa phải nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí, có phản ứng chua và thoát nước. Tuy nhiên, đất xấu nhất cũng có thể trồng được dứa, miễn là  được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa- trung- vi lượng.

Theo tính toán, để có được năng suất 80 tấn quả/ha đã lấy đi từ đất: 646 kg N, 367 kg P2O5, 1.570 kg K2O, 190 kg CaO, 225 kg MgO, 4.026 kg SiO2, 2,24 kg Fe, 1,8 kg Zn, 0,5 kg Bo.

Để thâm canh dứa hiệu quả cao và ít sâu bệnh hại, bên cạnh việc đảm bảo chất hữu cơ như cây phân xanh, lá bẹ dứa… tùy theo độ phì nhiêu của đất mà chăm bón bằng phân bón NPK Văn Điển với loại và lượng như sau:

Bón lót: Sử dụng loại phân đa yếu tố NPK 6.12.5 chuyên bón lót cho dứa (N=6%; P2O5=12%; K2O=5%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15%) ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co...

Bón thúc: Sử dụng phân đa yếu tố NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co...

Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và chia làm nhiều lần bón vì bộ rễ của cây dứa ăn nông và hẹp. Có thể bón phân theo rãnh hoặc gốc. Bón rãnh: Thời kỳ cây còn nhỏ, cày rạch hai bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch xong lấp đất lại kết hợp với vun hàng cho dứa. Bón gốc: Giữa khoảng cách 2 hàng dứa trong  hàng kép, bón phân vào gốc rồi lấp đất vun và tỉa gốc. Bón lót: Bón lót trước khi trồng đối với vụ đầu tiên, bón lót ngay sau khi thu hoạch quả đối với các vụ sau. Khi làm đất, bón 1.000 - 1.200 kg lân Văn Điển và 10- 20 tấn phân chuồng hoai mục hoặc phân rác hữu cơ. Trước khi trồng 3- 4 ngày kẻ rạch rồi bón phân NPK 6.12.5 hoặc phân đa yếu tố NPK 5:10:3 dạng viên với lượng khoảng 600- 800 kg/1ha, lấp đất rồi trồng cây.

Đặc biệt, cần chia ra làm nhiều đợt bón thúc, cụ thể: Đợt 1: Sau trồng khoảng 3 tháng, bón thúc giai đoạn này giúp cây non hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Bón phân NPK 15.5.20  lượng khoảng 400- 500 kg/ha. Đợt 2: Sau trồng khoảng 6 tháng, cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón thúc giai đoạn này làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xoè rộng tán. Bón phân NPK 15.5.20 lượng khoảng 400- 600 kg/ha. Đợt 3: Sau trồng khoảng 9- 10 tháng (trước khi xử lý ra hoa 2 tháng), dứa cần dinh dưỡng để phân hóa hoa tự, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh.  Tùy mức độ sinh trưởng của cây dứa mà bón phân NPK 15.5.20 khoảng 900 - 1.200 kg/ha.

Để đạt được năng suất tối đa có thể bón thêm một đợt thúc vào thời điểm sau khi hoa nở xong, kết hợp với tỉa chồi hoặc hạn chế chồi ngọn phát triển. Bón thúc để nuôi quả cần dùng phân Kali và có thể bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng, nhất là bo.

Một điểm đáng chú ý nữa là, các lần bón phân phải kẻ rạch cách gốc 20- 35 cm, bón phân xuống dưới rồi lấp đất kín phân, kết hợp với tủ gốc giữ ẩm.

MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Chủ dự án sân golf bị phạt; vì sao hàng nghìn căn hộ chưa được cấp sổ?
Địa ốc 24H: Chủ dự án sân golf bị phạt; vì sao hàng nghìn căn hộ chưa được cấp sổ?
TPO - Hà Nội lên tiếng hàng nghìn căn hộ sai phạm của 'đại gia điếu cày' chưa được cấp sổ; Bình Thuận chấp thuận đầu tư dự án bất động sản hơn 12.000 tỷ; Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án Công viên Phùng Khoang; Chủ dự án sân golf Việt Yên bị phạt;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 13/12.