'Bom bẩn' là gì mà khiến Nga phải liên tục cảnh báo?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 23/10 thông báo với những người đồng cấp phương Tây rằng Kiev có thể đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công bằng “bom bẩn” để đổ tội cho Mátxcơva.

Ukraine lập tức bác bỏ cáo buộc này, đồng thời nói rằng cáo buộc của Nga là dấu hiệu cho thấy Mátxcơva đang tự lên kế hoạch cho một cuộc tấn công như vậy để đổ lỗi cho Kiev.

Nếu một cuộc tấn công bằng “bom bẩn” xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến những vùng đất rộng lớn, gây nguy hiểm cho hàng ngàn người và làm khủng hoảng leo thang nghiêm trọng.

“Bom bẩn” là gì?

“Bom bẩn” về bản chất là một vật liệu nổ thông thường có chứa chất phóng xạ, có thể là uranium, plutonium hoặc các phụ phẩm chất thải phóng xạ khác.

Bom bẩn không gây ra vụ nổ hạt nhân, do đó không gây ra sự hủy diệt vật chất trên diện rộng giống như vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, mục đích chính của “bom bẩn” là phát tán ô nhiễm phóng xạ ra các khu vực rộng hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm kilomet, khiến những khu vực này trở thành nơi không thể sinh sống được, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân hoặc quân đội.

Sự nguy hiểm của “bom bẩn”

Vào đỉnh điểm của chiến dịch mang tên "cuộc chiến chống khủng bố" ở Mỹ đầu những năm 2000, các nghị sĩ đã đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những kẻ khủng bố nắm giữ các vật liệu phóng xạ và kích nổ chúng ở Hạ Manhattan hoặc thủ đô Washington.

Tờ Sputnik gọi “bom bẩn” là vũ khí dành cho kẻ yếu.

“Bom bẩn” có thể được chế tạo dễ dàng đến đáng ngạc nhiên. Vào năm 2016, một cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ đã cho thấy việc tạo ra các công ty giả mạo để “lách” các hạn chế đối với việc mua vật liệu phóng xạ là khá đơn giản.

Vì sao Nga cảnh báo về “bom bẩn”?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tổ chức một loạt cuộc điện đàm với những người đồng cấp Pháp, Anh, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 23/10, trong đó ông bày tỏ lo ngại về những hành động khiêu khích mà Kiev có thể tiến hành liên quan đến việc sử dụng “bom bẩn”. Đáp lại, Pháp, Anh và Mỹ đều bác bỏ "những cáo buộc sai trái một cách rõ ràng của Nga".

Hôm 24/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng mối đe dọa đánh “bom bẩn” là có thật, và sẽ không ngừng tồn tại chỉ vì các quan chức phương Tây từ chối tin vào điều đó.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố sẽ đưa vấn đề lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nhấn mạnh rằng Mátxcơva có "thông tin cụ thể" về các tổ chức khoa học Ukraine sở hữu công nghệ chế tạo “bom bẩn”.

Kiev có năng lực chế tạo “bom bẩn” không?

Trong một cuộc họp báo hôm 24/10, chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học Nga Igor Kirillov cảnh báo rằng Ukraine có công nghệ và nguồn dự trữ chất phóng xạ dồi dào để chế tạo một quả “bom bẩn”. Bao gồm khoảng 1.500 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ 3 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, 22.000 tổ hợp nhiên liệu đã qua sử dụng được lưu trữ tại kho chứa chất thải của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, trong đó có Uranium-235 và Plutnoium-239 - các đồng vị phân hạch chính được sử dụng trong vũ khí hạt nhân.

Theo ông Kirillov, Kiev có khả năng lưu trữ hàng chục nghìn mét khối chất thải phóng xạ tại một số cơ sở xử lý chất thải, và có thể khai thác tới 1.000 tấn quặng uranium mỗi năm.

Ông Kirillov nhấn mạnh các cơ quan nghiên cứu của Kiev có đủ trình độ để dễ dàng chế tạo bom bẩn, bao gồm Viện Vật lý và Công nghệ Kharkov huyền thoại từng tham gia chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô, và Viện Hàn lâm Khoa học Nghiên cứu Hạt nhân.

Có phân biệt được “bom bẩn” và bom hạt nhân không?

Trong trường hợp không tận mắt chứng kiến vụ nổ của một quả bom bẩn hoặc vũ khí hạt nhân năng suất thấp, có thể không xác định ngay được nguyên nhân gây ra vụ nổ.

Tuy nhiên theo thời gian, các yếu tố như dữ liệu hoạt động địa chấn trên mặt đất, thiệt hại đối với môi trường xung quanh và ước tính kiloton lực (một kiloton tương đương với năng lượng tạo ra từ vụ nổ 1.000 tấn TNT) có thể giúp xác định thủ phạm.

Như Trung tướng Kirillov đã cảnh báo trong bài thuyết trình của mình, nếu Kiev tiến hành khiêu khích bằng “bom bẩn”, phương Tây có khả năng sẽ bám vào đó để đổ lỗi cho Nga.

Ông Kirillov cáo buộc Kiev “ngụy trang một vụ nổ bom bẩn như một vụ nổ đầu đạn hạt nhân năng suất thấp của Nga có chứa uranium được làm giàu.” Sự hiện diện của các đồng vị phóng xạ trong không khí sẽ được ghi lại bởi các cảm biến của Hệ thống Giám sát Quốc tế Châu Âu, sau đó họ sẽ cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, ông Kirillov nói.

Do đó, nếu Ukraine tiến hành một vụ khiêu khích bằng “bom bẩn”, quân đội Nga chắc chắn sẽ có thể tìm được bằng chứng sắt đá chứng minh trách nhiệm của Kiev, Sputnik nhấn mạnh.

Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khôi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.