Bơi để sống

Bơi để sống
TP - “Hằng năm, Việt Nam có hàng ngàn trẻ em chết do tai nạn thương tích; trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu”, bác sỹ Nguyễn Trọng An (Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em) cho biết tại hội nghị triển khai “Tuần lễ dạy bơi, học bơi cho thiếu nhi” toàn quốc diễn ra tại Nghệ An ngày 14-7.

> Mồ hôi đổ giữa trời dông

Theo WHO, tỷ lệ trẻ em chết đuối tại Việt Nam cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển, mỗi ngày ở Việt Nam có thêm 10 trẻ em chết đuối. Theo thống kê gần đây, Thanh Hóa là tỉnh có tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất với 182 em/năm, tiếp đó là Nghệ An, Hà Nội, Nam Định, Tiền Giang.

Ông Pete Perteson, Chủ tịch Liên minh vì sự An toàn của trẻ em, cho hay người dân phải thay đổi quan điểm, chú trọng dạy bơi để giúp trẻ tự bảo vệ sự sống. Ông Perteson đang thực hiện dự án dạy bơi cho 1 triệu trẻ em tại Việt Nam trong một năm.

Sự tham gia của Đoàn, Đội có vai trò lớn trong giảm tỷ lệ trẻ tử vong. Từng suýt chết đuối, thầy Lê Văn Tùng, trường THCS Cẩm Trung (Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh), bỏ tiền túi mở lớp dạy bơi miễn phí cho em nhỏ ở vùng thường xuyên đối mặt mưa lũ. Lớp học bơi của thầy Tùng nay trở thành CLB với hơn 100 em theo học.

Mô hình của thầy Tùng được nhiều tỉnh, Thành Đoàn áp dụng. Các lớp dạy trẻ em bơi, kỹ năng sơ cứu...mọc lên khắp mọi miền đất nước trong mùa hè này. “Nhân rộng mô hình dạy bơi tình nguyện là mong muốn của nhiều cán bộ Đoàn trong cả nước”, anh Nguyễn Phú Trường (Phó trưởng ban Công tác thiếu nhi -T.Ư Đoàn) khẳng định. Cùng với mở rộng dạy bơi tình nguyện, từ ngày 15 - 7, Hội đồng đội T.Ư phát động Tuần lễ học bơi, dạy bơi trên toàn quốc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.