Bóc nhầm đề thi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Bóc nhầm đề thi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
TPO – Sáng 8/7, kiểm tra công tác tổ chức thi đợt 2 tại ĐH Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đặc biệt lưu ý công tác kỷ luật phòng thi và việc phòng tránh nguy cơ bóc nhầm đề thi.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga:

Bóc nhầm đề thi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

> TPHCM có hơn 220 nghìn thí sinh làm thủ tục dự thi
> Bộ GD&ĐT lo... bóc nhầm đề thi đại học đợt 2

TPO – Sáng 8/7, kiểm tra công tác tổ chức thi đợt 2 tại ĐH Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đặc biệt lưu ý công tác kỷ luật phòng thi và việc phòng tránh nguy cơ bóc nhầm đề thi.

Thứ trưởng Ga làm việc với lãnh đạo ĐH Đà Nẵng
Thứ trưởng Ga làm việc với lãnh đạo ĐH Đà Nẵng.

Theo Thứ trưởng Ga: so với kỳ thi đợt 1, đợt 2 này phức tạp hơn vì có nhiều khối thi và nhiều môn thi. Lịch thi các môn có sự thay đổi so với những kỳ tuyển sinh trước đây. Vì thế công tác chuẩn bị kỳ thi phải chú trọng đặc biệt, từ những khâu nhỏ nhất.

“Đợt 1 kỳ thi diễn ra suôn sẻ, thành công, không có sự cố bất thường, sai sót về mặt bảo mật, đề thi. Công tác tổ chức mang tính chuyên nghiệp, nề nếp. Tuy nhiên, ở đợt 2 này chúng ta không thể chủ quan. Tất cả các điểm thi, hội đồng thi phải nêu cao tính chủ động, tập trung cao độ”, Thứ trưởng Ga nhắc nhở.

Với nhiều khối thi, môn thi, nguy cơ mở nhầm đề thi giữa các khối, các môn là rất dễ xảy ra. Đặc biệt, ở điểm thi có nhiều môn, khối thi khác nhau. Thứ trưởng Ga nhấn mạnh: Để lộ, sai sót trong việc mở nhầm đề thi sẽ dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng. Bộ có phương án sử dụng đề thi dự phòng, nhưng ảnh hưởng của sai sót này là rất lớn. Để hạn chế sự cố đáng tiếc có thể xảy ra này, khi mở đề thi các cán bộ coi thi phải làm đúng quy trình, thao tác. Bộ đã có hướng dẫn, cách ghi chú trên mỗi túi đề để tránh sai sót.

Kiểm tra các phòng thi, nhắc nhở từng thí sinh tránh vi phạm quy chế do lỗi mang điện thoại vào phòng thi
Kiểm tra các phòng thi, nhắc nhở từng thí sinh tránh vi phạm quy chế do lỗi mang điện thoại vào phòng thi.

Thống kê Bộ GD&ĐT, kết thúc đợt I kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ, toàn quốc có 134 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách 19; cảnh cáo 4; đình chỉ 111). Trong số 111 thí sinh bị đình chỉ thi, có một trường hợp thi hộ, còn lại chủ yếu mang điện thoại di động vào phòng thi; có 7 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách: 5; đình chỉ: 2). Thứ trưởng Ga lưu ý: các hội đồng thi, cán bộ phòng thi phải đặc biệt nhắc nhở thí sinh không mang điện thoại vào phòng thi. Trước giờ thi phải nhắc lại quy định này. Giám đốc ĐH Đà Nẵng Trần Văn Nam cho hay: rút kinh nghiệm đợt 1, ở đợt 2 này ĐH Đà Nẵng in những điều cần lưu ý trên tờ A4, phát cho mỗi phòng thi để cán bộ nhắc nhỡ thật kỹ thí sinh trước khi bước vào phòng thi.

Bị đình chỉ vì điện thoại

Trực tiếp kiểm tra các phòng, điểm thi CĐ Công nghệ Đà Nẵng, Thứ trưởng Ga “trắc nghiệm” quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế với cán bộ coi thi và thí sinh. Theo Thứ trưởng Ga, đáng buồn khi ở đợt 1 vẫn có nhiều thí sinh bị đình chỉ vì lỗi mang điện thoại. Ở đợt 2 này, cán bộ coi thi tiếp tục tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các lỗi vi phạm trên. Mang điện thoại mà không lắp sim cũng bị đình chỉ ngay lập tức.

Giám đốc ĐH Đà Nẵng Trần Văn Nam cho hay: ở hội đồng thi đều tổ chức điểm giữ điện thoại cho thí sinh. Hi vọng đợt hai này sẽ hạn chế tối đa những lỗi vi phạm trên.

Cán bộ coi thi ghi thời gian biểu
Cán bộ coi thi ghi thời gian biểu.

Đề thi theo tính phân loại

Theo đánh giá ĐH Đà Nẵng, đợt 1 đề thi các môn khối A, A1 và V nhìn chung vừa sức, có tính phân loại cao, nội dung chủ yếu nằm trong chương trình THPT lớp 12, và có một số câu hỏi mang tính ứng dụng, gắn với thực tiễn. Thứ trưởng ga cho hay, ở đợt 2, đề thi tiếp tục theo xu hướng này, không quá khó, không đánh đố, không quá dài và có tính phân loại cao.

Thứ trưởng Ga nhắc nhở cán bộ coi thi việc kiểm tra danh sách ảnh và thí sinh dự thi
Thứ trưởng Ga nhắc nhở cán bộ coi thi việc kiểm tra danh sách ảnh và thí sinh dự thi.

“Với cách ra đề những năm gần đây, điểm thi đại học sẽ không có quá nhiều điểm tuyệt đối và cũng không có nhiều điểm liệt, điểm quá thấp. Thí sinh học lực trung bình vẫn có thể đạt được từ 5-6 điểm. Những câu phân loại để phân loại thí sinh học lực khá giỏi”, Thứ trưởng Ga nói.

Nguyễn Huy

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.