Bộ trưởng Văn hóa trần tình về lễ hội biến tướng

Bị nhắc nhở chìm lắng, không lên tiếng trước lễ hội phản cảm, cả Bộ trưởng, Thứ trưởng và 2 cán bộ của Bộ VHTT&DL cùng lên tiếng phân trần.

Các quan chức lãnh đạo Bộ đáp lại truyền đạt nhắc nhở của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu tại cuộc họp giữa tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Bộ VHTT&DL sáng nay. 

Lần lượt Bộ trưởng, Thứ trưởng cùng 2 cán bộ của Bộ VHTT&DL đứng lên giải trình.

Đã lên tiếng 10 lần

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Trịnh Thị Thủy cho rằng, các hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội năm nay cơ bản đã được điều chỉnh như lễ hội Ném thượng, Cướp phết đã không còn bạo lực, lễ hội Đập đầu trâu ở Phú Thọ đã bỏ, không còn treo trâu cho tới chết...

Nhưng vẫn còn số một số địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo để xảy ra các hoạt động phản cảm. Bộ đã lên tiếng không dưới 10 lần thông qua các cơ quan truyền thông về việc này.

Lấy dẫn chứng cho việc quản lý lễ hội khó, Chánh thanh tra Bộ VHTT&DL Vũ Xuân Thành kể, Bộ muốn phối hợp với Tổng cục thể thao tổ chức cướp phết như một hình thức thể thao nhưng đồng bào không đồng ý do cha ông trước nay vẫn theo tục "phải cướp”. Do đó quản lý được như năm nay là nỗ lực rất lớn của ngành.

Ông cũng cho hay Bộ có những khó khăn như lễ hội chọi trâu ở các địa phương vẫn tổ chức vì có lợi về kinh tế.

Bộ trưởng Văn hóa trần tình về lễ hội biến tướng ảnh 1

Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Vũ Xuân Thành.

“Ở góc độ văn hóa nói là trục lợi. Việc này có chỉ đạo hết rồi nhưng các địa phương vẫn tổ chức. Như Yên Bái vừa rồi ngày 12 vẫn tổ chức chọi trâu. Tôi chỉ đạo Thanh tra Sở Văn hóa xuống kiểm tra, lập biên bản nhưng Phó chủ tịch tỉnh làm trưởng ban nên làm khó lắm!”, ông Thành than.

Dù vậy Bộ vẫn cương quyết truy tìm doanh nghiệp đứng sau lễ hội chọi Trâu ở Yên Bái. 

"Thực tế doanh nghiệp đầu tư phối hợp với địa phương bán vé, bán thịt trâu thu lời tương đối nên vẫn “ham” tổ chức lễ hội và người dân vẫn thích", ông trần tình.

Chánh Thanh tra cho biết : “Thủ tướng nhắc Bộ phải lên tiếng. Nói thật, từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến chúng tôi lên tiếng suốt, không báo nào chúng tôi không trả lời”, ông Thành khẳng định.

Không cho chọi trâu, bộ tộc gửi đơn Quốc hội

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái dẫn cái khó trong quản lý đó là địa phương phản ứng do đó là truyền thống. Như lễ hội chọi trâu, đá gà là trò chơi dân gian không cấm nhưng lợi dụng để ăn tiền và cờ bạc thì cương quyết cấm.

“Chúng tôi đã khuyến cáo không tổ chức lễ hội chọi trâu nhưng địa phương phản ứng, có bộ tộc còn gửi đơn lên Quốc hội”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa cho biết Bộ đã từng cùng già làng, trưởng bản phân tích ý nghĩa được và chưa được của lễ hội này để cộng đồng tự điều chỉnh nhưng hết sức phức tạp.

Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện chốt lại, lễ hội năm nào cũng có vấn đề dù đã có chuẩn bị từ trước. Muốn giải quyết triệt để các tiêu cực trong lễ hội cần có nhiều giải pháp.

“Quan điểm của chúng tôi là năm sau tốt hơn năm trước, còn khắc phục triệt để, không còn tồn tại nào thì rất khó. Mong muốn của chúng tôi là những hiện tượng phản cảm, trục lợi phải giảm bớt, tất nhiên nếu không còn thì là tốt nhất”,Bộ trưởng Thiện nói.

Bộ trưởng Văn hóa trần tình về lễ hội biến tướng ảnh 2

Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.

Tuy đồng tình lễ hội năm nay có nhiều tiến bộ nhưng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh lại chỉ đạo của Thủ tướng muốn Bộ phải lên tiếng rõ ràng: lễ hội nào tốt hay không tốt, lễ hội nào cho phép, cái nào không.


"Khi đã có tiếng nói rõ ràng mà địa phương vẫn để tồn tại thì địa phương phải trách nhiệm", ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho rằng việc họp báo thông tin, hướng dẫn tổ chức lễ hội… đã có.

"Năm nay có nhiều cái tốt nhưng tổ công tác đi kiểm tra muốn nghe những cái chưa được. Ở đây không phải ban thi đua khen thưởng”, Bộ trưởng lưu ý.

Theo Theo VietNamNet
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.