Bộ trưởng Thăng: Quy trách nhiệm người thấy tai nạn chìm tàu nhưng không cứu

Bộ trưởng Thăng: Quy trách nhiệm người thấy tai nạn chìm tàu nhưng không cứu
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, đối với vấn đề cứu hộ cụ thể như trong vụ Cần Giờ, cơ quan chức năng hiện quy trách nhiệm với những người trên hai cano khi biết có tai nạn nhưng không cứu.

Bộ trưởng Thăng: Quy trách nhiệm người thấy tai nạn chìm tàu nhưng không cứu

> Phải xử nghiêm chủ tàu vi phạm

> Vụ chìm ca nô thảm khốc: Giám đốc Cty Việt - Séc nói gì? 

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, đối với vấn đề cứu hộ cụ thể như trong vụ Cần Giờ, cơ quan chức năng hiện quy trách nhiệm với những người trên hai cano khi biết có tai nạn nhưng không cứu.

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ ngày 2/8 một lần nữa cho thấy nhiều bất cập trong quản lý hoạt động giao thông đường thủy. Ảnh: Duy Công
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ ngày 2/8 một lần nữa cho thấy nhiều bất cập trong quản lý hoạt động giao thông đường thủy. Ảnh: Duy Công.
 

Thảo luận về dự luật sửa đổi một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa, nhiều ủy viên Thường vụ Quốc hội bày tỏ lo ngại trước thực trạng tai nạn đường thủy vừa qua, đặc biệt là vụ chìm tàu ở Cần Giờ khiến 9 người thiệt mạng. 

Chiều 12/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.

Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, so với luật năm 2008, dự luật sửa đổi bổ sung tới 36 điều liên quan tới nhiều vấn đề, trong đó thêm hẳn một chương về cứu nạn, cứu hộ.

Tuy nhiên cơ quan soạn thảo đã đề nghị bỏ đăng ký đối với một số loại phương tiện nhỏ, trong đó bao gồm thuyền có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 sức ngựa, có sức chở dưới 5 người. Thay vào đó, các phương tiện này khi hoạt động bảo đảm an toàn theo quy định của Bộ trưởng Giao thông Vận tải.

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích, những phương tiện này chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình, tham gia hoạt động trong nội đồng ở cự ly ngắn và theo thời vụ. Loại phương tiện này do nhân dân tự đóng nên không có hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký và thực tế nhiều năm qua việc đăng ký đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 10%. Nếu quy định việc quản lý loại phương tiện nêu trên như với phương tiện lớn phải đăng ký, đăng kiểm là chưa phù hợp thực tế.

Ông Thăng cho hay, số lượng phương tiện loại này khá lớn, khoảng 300.000. “Dù đưa ra khỏi diện đăng kiểm nhưng luật sửa đổi sẽ hướng dẫn giao cho địa phương quản lý”, Bộ trưởng Giao thông nói.

Dẫn con số hơn 1.200 người thiệt mạng vì tai nạn đường thủy trong năm vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nếu loại phương tiện nhỏ ra khỏi diện đăng ký thì cần quy định rõ trong luật điều kiện đảm bảo an toàn là như thế nào, thay vì giao bộ trưởng.

Dẫn thực tế hoạt động của các tuyến đò ngang, tàu thuyền đi lại ở cù lao, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay, hễ cứ gió lớn, lốc là nhiều thuyền, bè chìm ngay trong khi lại chưa thấy luật bao quát. “Cho nên cần quy định chặt chẽ chứ để mặc cho UBND xã cấp phép là không ổn”, ông đề nghị.

Còn theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, có đi mới thấy vi phạm trên các tuyến đường thủy là nhiều vô kể. Nhà cửa san sát, dày đặc cạnh kênh, sông. Ông yêu cầu, dự luật cần ghi rõ hành khách có những quyền gì khi tham gia giao thông đường thủy, bởi không ai kiểm soát các phương tiện tốt bằng chính họ.

“Luật mới này đã khắc phục được những yếu kém tồn tại hàng chục năm chưa? Bản thân tôi nhiều lần đi trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng có bao giờ mặc áo phao đâu, mà cũng không biết áo phao để đâu nữa. Vừa rồi lật tàu ở Cần Giờ, người ta quy định chở có mười mấy người mà ông chở ba chục người, khi xảy ra tai nạn thì áo phao không đủ”, ông Phước nói và đề nghị cảnh sát đường thủy nếu phát hiện không mặc áo phao thì phạt cả chủ phương tiện lẫn người tham gia.

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị quy định thêm vấn đề đo nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển phương tiện vì trên bờ khác dưới nước. Ông cũng đề cập đến tình trạng gây tai nạn rồi bỏ đi... “Trong vụ Cần Giờ vừa qua, hai cano đi sau thấy tàu chìm nhưng bỏ đi. Vấn đề đạo đức, cứu người trên sông nước phải quy định như thế nào để tránh tình trạng cứu cũng được, không cứu cũng được”, ông nói.

Trước các ý kiến góp ý, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa trên quan điểm là quy định trong luật phải phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật và phải khả thi. Đối với vấn đề cứu hộ cụ thể như trong vụ Cần Giờ, cơ quan chức năng hiện quy trách nhiệm với những người trên hai cano khi biết có tai nạn nhưng không cứu.

Chốt lại buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc việc loại phương tiện nhỏ ra khỏi diện đăng ký, đăng kiểm, có thể thay bằng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính việc cấp phép. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định về quyền và trách nhiệm của hành khách theo hướng phải tự bảo đảm an toàn cho mình hoặc yêu cầu chủ phương tiện bảo đảm; bổ sung trách nhiệm của người liên quan, ví dụ như thấy, biết tai nạn nhưng không cứu và không báo cho cơ quan có trách nhiệm.

Theo kế hoạch dự luật sửa đổi này trình vào kỳ họp cuối năm.

Theo Nguyễn Hưng
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.