Bộ trưởng Hà đưa ra nhiều cam kết trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà. Ảnh: Tài nguyên và Môi trường
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà. Ảnh: Tài nguyên và Môi trường
TPO - Chiều 18/6, giải trình về dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà đưa ra nhiều cam kết trước Quốc hội, đặc biệt là về vấn đề trách nhiệm.

Chiều ngày 18/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Theo đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh), từ sự cố môi trường biển miền trung đã làm thức tỉnh vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông cho rằng, cần phải nhìn rộng hơn, không chỉ là vấn đề môi trường sống, sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến môi trường chính trị, xã hội. Chính vì vậy, đối tượng hưởng lợi phải có nghĩa vụ bảo vệ, còn đối tượng tác động phải đóng góp kinh phí quản lý bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Hà đưa ra nhiều cam kết trước Quốc hội ảnh 1 Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh)

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, việc tích hợp “7 giấy phép trong 1” là chính sách mang tính cách mạnh. Tuy nhiên, ông đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá một cách đầy đủ để giấy phép được bao quát đầy đủ, đảm bảo cho việc thanh kiểm tra hiệu quả sau này.

Với việc bảo vệ môi trường không khí, ông Nhưỡng cảnh báo tại đô thị đang chịu áp lực rất lớn từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, dân cư đông… Đặc biệt tại Hà Nội, thời gian qua luôn giữ “quán quân” về chỉ số tím, đỏ trong toàn quốc. Do đó, ông đề nghị cần đưa ra chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường ở thành phố lớn.

Liên quan đến vấn đề rác thải, đại biểu đề nghị quy định sự tham gia giám sát của cộng đồng. “Ở nước ngoài vì sao môi trường xanh, sạch như vậy, dòng sông đường phố không một túi rác. Còn ở ta, ban đêm thì ném trộm rác ra đường, làng nghề cứ vô tư xả thải… Do vậy, phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ nòi giống, bảo vệ tổ quốc. Nếu không dù có tới 10 bộ luật, ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm”, ông Nhưỡng nêu quan điểm.

Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà nhiều lần đưa ra những “cam kết” trước Quốc hội về vấn đề môi trường. Ông Hà tiếp thu các ý kiến, để làm sao bộ luật này sẽ làm thay đổi được tình trạng môi trường đang ô nhiễm, suy thoái hiện nay. Đồng thời có bộ sàng lọc thật tốt trong việc thu hút các dự án đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đặc biệt về vấn đề trách nhiệm, Bộ trưởng cũng cam kết sẽ được làm rõ. “Chúng tôi xác định trách nhiệm rõ ràng, nếu xảy ra vấn đề môi trường thì ai là người chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Ai chủ trì, ai tham gia, ai phối hợp, trách nhiệm đều rất rõ ràng”, ông Hà cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng, tinh thần xuyên suốt của bộ luật là sẽ chuyển cán cân từ nhà nước chủ đạo sang xã hội hoá để đầu tư cho môi trường. “Chúng tôi cam kết những vấn đề đại biểu quan tâm như ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, xuyên quốc gia về không khí, nước...hay một số vấn đề khác như an ninh, đa dạng sinh học sẽ được nghiên cứu, để làm rõ nét hơn, dựa trên tính toán, dự báo cụ thể hơn để bộ luật hoàn thiện và đi vào cuộc sống”, ông Hà cho hay.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.