> Viêm Gan Siêu Vi B: 'sát thủ' thầm lặng
Hiệu quả này đặc biệt mạnh ở những bệnh nhân mà tình trạng nhiễm vi-rút của họ được cho là khó điều trị hiệu quả.
Phác đồ điều trị chuẩn interferon (peg IFN) và ribavarin làm sạch vi-rút ở khoảng 50% số bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gien 1 và 80% số người nhiễm kiểu gien 2 hoặc 3. Nhưng phác đồ này không làm sạch vi-rút ở khoảng một nửa số người nhiễm HCV hoặc nhiễm tái phát khi ngừng điều trị.
Trong khi thử nghiệm các thuốc kháng vi-rút thế hệ mới cho thấy có triển vọng, thì những thuốc này thường đắt và có thể khiến cho việc điều trị khó hơn.
Như chúng ta đã biết, 60-80% số người bị nhiễm HCV sẽ tiến triển viêm gan mạn tính và gần 1/3 số họ sẽ tiến triển thành xơ gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Gan là trung tâm chứa phần lớn vitamin B12 của cơ thể, nhưng khả năng này bị suy giảm khi có bệnh tác động trực tiếp tới gan.
Nghiên cứu thử nghiệm cho thấy vitamin B12 có thể có vai trò ức chế HCV. Do đó các tác giả muốn xem liệu thêm vitamin B12 vào phác đồ chuẩn có tạo nên sự khác biệt không.
Ảnh minh họa. |
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 phác đồ điều trị tại thời điểm sau 4 tuần, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa về đáp ứng ở tất cả các thời điểm khác, đặc biệt là 24 tuần sau khi ngừng điều trị, là mục tiêu của việc điều trị HCV và đích gần nhất để chữa khỏi bệnh. Hiệu quả này cũng tăng rõ rệt ở những người mang chủng týp 1, là chủng rất khó điều trị, và ở những người có mức nhiễm cao (sức tải vi-rút cao) lúc bắt đầu.
Nói chung thì thêm vitamin B12 vào phác đồ điều trị chuẩn đã làm tăng 34% tỷ lệ đáp ứng vi-rút ổn định.
Các tác giả kết luận rằng: cho tới khi thiết lập được các tiêu chuẩn thích hợp để điều trị bằng các thuốc kháng vi-rút thế hệ mới, phác đồ chuẩn cộng thêm vitamin B12 là phác đồ thay thế an toàn và rẻ tiền, đặc biệt là cho những người mang chủng vi-vút khó điều trị.
Hoàng Thái
Theo SD