Bộ quy tắc ứng xử không phải là chế tài với công chức, viên chức

TP - Theo ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (đơn vị soạn thảo) cho rằng, Bộ quy tắc ứng xử (QTƯX) không phải là chế tài đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước mà được xem như một hướng dẫn ứng xử trên mạng xã hội. 

Ông có thể cho biết, mức độ ràng buộc của Bộ QTƯX này đối với việc đánh giá công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước?

Trước hết, xin khẳng định lại, Bộ QTƯX nhấn mạnh đến đối tượng là nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ MXH, trong đó có công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước. Thực tiễn cho thấy, việc ban hành các văn bản pháp lý, các quy định về quản lý nhà nước, cho dù có nghiêm ngặt đến đâu, cũng không thể loại trừ hoàn toàn những thông tin xấu, độc trên MXH. Mặt trái của nó luôn tồn tại và không thể xoá bỏ mà chỉ có thể hạn chế. Vì thế, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần có những quy định “mềm”, để bổ sung cho các khung pháp lý chính thức của Nhà nước. Đó là những chuẩn mực về đạo đức, về ứng xử, để khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hay những hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn.

Bộ quy tắc ứng xử không phải là chế tài với công chức, viên chức ảnh 1 Ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Chính vì thế, Bộ QTƯX không phải là chế tài đối với việc đánh giá công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước. Việc đánh giá này sẽ nằm trong các quy định khác về đánh giá cán bộ công chức, viên chức.

Cơ sở pháp lý để đề xuất về ứng xử trên MXH của công chức, viên chức, người lao động là gì? Trường hợp nhóm đối tượng này không sử dụng ảnh thật, tên thật có bị coi là vi phạm hay không?

Hiện nay chưa có một chế tài nào quy định việc ứng xử trên MXH của công chức, viên chức, người lao động. Việc đề xuất này được xuất phát từ mục tiêu quản lý cán bộ công chức, viên chức ở trên MXH và học tập từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới (Anh, Canada, Trung Quốc…).

Trong phạm vi bộ quy tắc này, vì mới chỉ mang tính chất khung và hướng dẫn cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng, do vậy công chức, viên chức, người lao động cần tuân thủ các quy định của nhà cung cấp dịch vụ MXH và chịu sự điều chỉnh ở nhiều văn bản khác.

Mỗi tổ chức có Bộ QTƯX riêng?

Bao giờ, Bộ QTƯX sẽ được ban hành? Sau khi ban hành, những biện pháp nào sẽ triển khai để Bộ QTƯX thực sự đi vào cuộc sống?

Theo lộ trình đặt ra, sau khi kết thúc các hội thảo xin ý kiến của công luận, ý kiến góp ý của chính các nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt Nam và trực tiếp của người sử dụng. Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện lại dự thảo Bộ QTƯX và báo cáo, xin ý kiến các cấp có thẩm quyền để ban hành.

Để Bộ QTƯX này đi vào cuộc sống sau khi ban hành, theo như đề xuất đang được xin ý kiến góp ý, mỗi bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của mình đưa ra những quy tắc cụ thể phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình làm cơ sở thực hiện. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu, rộng đến người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng, vai trò và các nội dung của Bộ QTƯX trên MXH.

Có quốc gia nào đưa ra Bộ QTƯX chưa. Quá trình xây dựng dự thảo, Viện tiếp thu kinh nghiệm quốc tế như thế nào, thưa ông?

Ban soạn thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia như: Trung Quốc, Anh, Nga, Ấn Độ, Liên minh châu Âu, Xcốt-len, Bhutan. Trong đó, chúng tôi không chỉ tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia mà còn tham khảo một số cơ quan báo chí như New York Time (Mỹ); BBC News (Anh)…

Ban soạn thảo đã tham khảo về kinh nghiệm xây dựng Bộ QTƯX, cách thức ban hành, đối tượng, phạm vi và đề xuất những nội dung để bảo đảm Bộ QTƯX tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về xây dựng bộ quy tắc ứng xử nói chung, Bộ Quy tắc ứng xử trên truyền thông và mạng xã hội nói riêng, đồng thời vẫn phù hợp với thực tế của Việt Nam.

Cảm ơn ông!

Dự thảo Bộ QTƯX đề xuất nhiều quy tắc với công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước như, phải công khai sự xuất hiện trên MXH bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan đang công tác, phải thực hiện ứng xử trên MXH về các vấn đề chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với vai trò, nguyên tắc, quyền hạn của cá nhân và của cơ quan chủ quản, phải ứng xử trên MXH có văn hóa; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính.

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.