Bluechips bị xả mạnh, 113 cổ phiếu UPCoM tăng trần

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường giằng co mạnh, áp lực bán ở nhóm VN30 “nhấn chìm” nỗ lực kéo chỉ số của nhóm dầu khí, bất động sản. Đáng chú ý, dòng tiền hướng mạnh vào nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, đặc biệt là các cổ phiếu ở sàn UPCoM. 113 mã UPCoM tăng trần.

Áp lực điều chỉnh đè nặng nhiều bluechips. Ở rổ VN30, 21 mã giảm áp đảo 8 mã tăng. “Họ” Vingroup sau phiên bùng nổ, hôm nay đã có sự điều chỉnh. VIC giảm 2,2%, là mã lấy đi của VN-Index nhiều điểm nhất. Sau 2 phiên tăng trần liên tiếp, VRE đóng cửa giảm mạnh nhất rổ VN30 – 2,4%. Còn VHM đóng cửa giữ được sắc xanh, tăng nhẹ 0,1%. Khối ngoại xả mạnh VRE, VIC. Đây là 2 mã bị bán ròng mạnh nhất hôm nay.

Trong số 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số, nhóm ngân hàng chiếm áp đảo: CTG, VPB, SSB, TCB, STB. Gần 20 cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Trong khi các bluechips, cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh thì nhóm vốn hoá nhỏ, vừa hút dòng tiền. “Họ” FLC tiếp tục tăng giá mạnh, KLF, AMD, FLC, HAI tăng trần. ROS tăng hơn 5%. Đáng chú ý, trên UPCoM có tới 113 cổ phiếu tăng trần.

Bất chấp thị trường điều chỉnh, nhóm dệt may, dầu khí nổi lên giao dịch khởi sắc. VGT tăng 7,4%, TNG tăng 5,6%, PPH, MSH đều tăng giá. Trong bối cảnh giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao, dầu Brent lên gần 82 USD/thùng, nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào cổ phiếu dầu khí. POW tăng 4,7%, GAS, PXT, OIL, PVS, PVC đều tăng trên dưới 3%.

Cổ phiếu bất động sản giữ nhịp cho thị trường, BCM, DIG, CII, LDG tiếp tục tăng trần. CEO tiếp tục tăng 7,1%, HTN, DRH, CRE, DXG tăng 3-4%. Thị giá CEO tăng vọt vượt các dự báo, phân tích. Cty Chứng khoán SBS vừa ra khuyến nghị, nêu quan điểm giá cổ phiếu CEO tăng cao bất thường, không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, CEO lỗ 224 tỷ đồng, gấp đôi mức lỗ của cùng kỳ năm ngoái. CEO sử dụng đòn bẩy tài chính cao, chỉ có 50 tỷ đồng tiền mặt trong khi nợ ngắn hạn lên đến 2.066 tỷ đồng.

CEO là doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án tại những vị trí đắc địa trải dài khắp đất nước, do quy mô vốn còn hạn chế nên tiến độ triển khai các dự án vẫn bỏ ngỏ. Trái ngược với tình hình kinh doanh bết bát 9 tháng đầu năm nay, thị giá của của cổ phiếu CEO đã tăng gần 8 lần tính từ tháng 9 tới nay và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Gần nhất, chỉ qua 1 tuần, CEO tăng giá 30%, và qua 1 tháng là 120%.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,09 điểm (-0,01%) xuống 1.528,48 điểm. HNX-Index tăng 8,95 điểm (1,85%) lên 493,84 điểm. UPCoM-Index tăng 1,21 điểm (1,06%) lên 115,6 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, dòng tiền vào có phần hụt hơi. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 35.712 tỷ đồng, giảm 8,2%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 11,7% và đạt 29.181 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên 470 tỷ đồng ở sàn HoSE.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.