Đồng thời, phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu thị trường để hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập tốt cho người dân.
Làng nghề không chỉ chạy theo số lượng mà phải ưu tiên chất lượng. “Có người sẵn sàng bỏ hàng nghìn USD để mua khăn lụa, cà vạt hàng hiệu, trong khi cầm cái khăn lụa sản xuất trong nước chỉ vài trăm nghìn đồng lại chê, không muốn mua. Lại có người khoe mua được cà vạt sản xuất trong nước, rẻ nhưng dùng rất thích, song số này còn hiếm quá.
Chúng ta cần làm rõ vì sao lại như vậy” – ông Phạm Quang Nghị nói. Theo ông Nghị, cần mời các chuyên gia, nhà tạo mẫu hàng đầu tới để tạo ra sự đột biến trong thiết kế; liên tục cải tiến mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Phải luôn đổi mới, cải tiến thì sức sống của làng nghề mới mạnh mẽ được.