Bí thư Hà Nội: Không để tồn tại cơ chế 'xin – cho' trong tài chính, ngân sách

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ
TPO - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ lưu ý, việc thực hiện các cơ chế liên quan đến tài chính - ngân sách phải bảo đảm đúng quy định pháp luật, không được phép vi phạm nguyên tắc, không để tồn tại cơ chế “xin - cho” và phải nhất quán, rõ ràng, mạch lạc.

Chiều 14/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Cán sự đảng UBND thành phố về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2021 của thành phố và một số nội dung về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về “Thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội”.

 Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo, đối với một số nội dung về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội, Ban Cán sự đảng UBND thành phố khẩn trương rà soát, hoàn thiện từng nội dung trên cơ sở tính toán căn cơ về giải pháp, lộ trình thực hiện bảo đảm tính khả thi cao và kịp thời trình HĐND thành phố trong nhiệm kỳ 2016-2021.

 Ông Huệ chỉ đạo, Ban Cán sự đảng UBND thành phố khẩn trương chuẩn bị kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, kế hoạch đầu tư công năm 2021 để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trước khi trình HĐND thành phố thông qua.

 Đối với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023), 5 năm (2021-2025) và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ trình các vấn đề có tính chất khung khổ, nguyên tắc, để dành thời gian tập trung bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở những căn cứ xác đáng, bảo đảm phù hợp với khả năng chi và tính khả thi cao nhất.

 Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, các kế hoạch trên phải gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn với quy hoạch phát triển thành phố, bảo đảm triển khai kịp thời, đầy đủ các công trình dự án và thực hiện các nhiệm vụ củng cố, phát triển hệ thống an sinh xã hội; giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề dân sinh bức xúc như cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông...

 Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo rà soát từng dự án năm 2021, trên cơ sở đó thẩm định kỹ, nhất là tổng mức đầu tư phải sát thực tế; từ nhu cầu đầu tư của các cấp, các ngành xác định rõ thứ tự ưu tiên. 

 Trong đó, cần tập trung những lĩnh vực quan trọng như các công trình liên kết vùng, hạ tầng khung, kết cấu hạ tầng giao thông trong đô thị, các dự án hiện thực hóa quan điểm phát triển đồng đều của thành phố như quốc lộ 1A (cũ), quốc lộ 21B; hạ tầng cho những huyện đang phấn đấu lên quận, hạ tầng công nghệ thông tin...

 “Trong năm 2021, phải giải quyết dứt điểm tình trạng thôn, tổ dân phố thiếu nhà văn hóa và giải quyết ít nhất 50% địa bàn thiếu chợ dân sinh”, ông Huệ nêu.

 Về các nguyên tắc và giải pháp trong các kế hoạch liên quan đến tài chính - ngân sách, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các cấp, các ngành liên quan phải tập trung vào giải pháp tăng thu, đồng thời triệt để tiết kiệm, nhất là các khoản chi khánh tiết, đi công tác nước ngoài...

 Đặc biệt, phải vận dụng tối đa cơ chế, chính sách, nhất là những cơ chế, chính sách mới đã được trung ương cho phép như giải phóng mặt bằng theo cơ chế rút gọn hay ứng trước từ nguồn dự trữ tài chính...

 Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, việc thực hiện các cơ chế liên quan đến tài chính - ngân sách phải bảo đảm đúng quy định pháp luật, không được phép vi phạm nguyên tắc, không để tồn tại cơ chế “xin - cho” và phải nhất quán, rõ ràng, mạch lạc.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.