Bị táo bón kéo dài có nguy hiểm?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Hỏi: Tôi đã bị táo bón khoảng 3 năm, số lần đi đại tiện 3-4 ngày/1 lần, khi thì phân cứng, khô, nhưng có lúc lại rất to. Hiện, búi trĩ đã bị sa ra ngoài khoảng gần 1 cm ở 2 múi. Tôi rất lo lắng không rõ tình trạng kéo dài này có nguy hiểm gì không, thưa bác sĩ? (Mai Hoa, Cần Thơ)

Trả lời:

Táo bón kéo dài sẽ gây ra hệ quả không tốt: trĩ, nứt hậu môn, lo lắng thường xuyên gây ra mất cân bằng trong cuộc sống.

Theo mô tả thì bạn đã bị trĩ do nguyên nhân táo bón. Bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt. Bạn cần tới chuyên khoa Trĩ để được khám và xác định bị trĩ ngoại hay trĩ nội ở mức độ nào để có cách điều trị hiệu quả.

Cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội:

+ Xuất phát ở bên trên đường lược

+ Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn

+ Không có thần kinh cảm giác

+ Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

+ Tùy theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ ngoại:

- Xuất phát bên dưới đường lược

- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

- Có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa

Trĩ hỗn hợp: bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

 4 nên giúp điều trị trĩ hiệu quả

- Ngâm hậu môn bằng nước muối 9‰ (ấm) 15 phút mỗi ngày, rửa bằng nước sạch sau mỗi lần đi tiêu.

- Ăn nhiều rau xanh, quả tươi; uống đủ mỗi ngày hơn 1,5 lít nước; hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích.

- Xoa bụng khi đi cầu; tập thể dục đều đặn hàng ngày.

- Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ như táo bón, đứng nhiều, ngồi lâu…

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG