Bị máy cuốn nát bàn tay khi đang xay thịt nấu ăn

Bệnh nhân bị máy xay thịt nghiền nát bàn tay (ảnh: BVCC)
Bệnh nhân bị máy xay thịt nghiền nát bàn tay (ảnh: BVCC)
TPO - Đang xay thịt thì máy bị tắt, người phụ nữ dùng tay đẩy thịt xuống thì bất ngờ máy hoạt động trở lại, cuốn cả bàn tay vào máy xay.

Chiều ngày 28/2, Bệnh viện (BV) Thống Nhất cho biết, đơn vị này đã phẫu thuật cấp cứu, giữ gần nguyên vẹn bàn tay phải cho nữ bệnh nhân Nguyễn Thị H (46 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TPHCM) bị cuốn cả bàn tay vào máy xay thịt.

Theo lời kể của gia đình, chị H dùng tay điều chỉnh máy xay thịt đang bị tắt thì bất ngờ chiếc máy xay hoạt động, cuốn theo cả bàn tay phải của bệnh nhân vào máy xay thịt.

Bị máy cuốn nát bàn tay khi đang xay thịt nấu ăn ảnh 1 Bàn tay phải bị nghiền nát sau khi được phẫu thuật

Bệnh nhân lập tức được đưa vào cấp cứu tại BV Thống Nhất trong tình trạng đau đớn, bàn tay vẫn còn mắc kẹt trong cối xay thịt.

BV ngay lập tức triển khai báo động đỏ toàn bệnh viện, xử trí tổn thương, cứu bàn tay càng nhanh càng tốt, hạn chế thấp nhất nguy cơ hoại tử không thể phục hồi.

TS.BS Võ Thành Toàn, Trưởng khoa Ngoại chấn thương BV Thống Nhất cho biết, sau 45 phút hội chẩn, các bác sĩ cẩn trọng tháo rời từng bộ phận chiếc máy xay, cầm máu và giữ được phần khớp tay và nửa bàn tay của bệnh nhân, giúp bệnh nhân sau này có thể gắn tay giả được.

Bị máy cuốn nát bàn tay khi đang xay thịt nấu ăn ảnh 2 Sau hồi phục, bệnh nhân có thể lắp tay giả sau này

“Đây là loại tai nạn lao lao động thường gặp tại BV Thống Nhất, người dân nên cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị như máy xay. Đồng thời có hướng xử lý đúng như không quay ngược máy xay thịt lấy phần chi bị mất ra, mà còn giữ nguyên hiện trạng, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý, tránh các tổn thương đa cho bệnh nhân” – BS Toàn khuyến cáo.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.