Ấn Độ:

Bị hai bệnh viện từ chối vì tiền hết hạn, bệnh nhi chết tức tưởi

Sau ngày 8/11, tờ 500 và 1.000 rupee không còn giá trị trao đổi trên thị trường tài chính. Ảnh: AFP
Sau ngày 8/11, tờ 500 và 1.000 rupee không còn giá trị trao đổi trên thị trường tài chính. Ảnh: AFP
TPO - Một bé trai 7 tuổi ở Ấn Độ đã qua đời sau khi bị hai bệnh viện từ chối vì tiền gia đình đóng phí không còn giá trị.

Tờ Times of India đưa tin, chiều 17/11 (theo giờ địa phương), cậu bé Mohammed Azhar (7 tuổi), sống ở huyện Shahjahanpur thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, đã qua đời sau hai ngày lên cơn sốt cao.

Shahnawaz Alam, cha của Azhar – thợ cơ khí, cho biết trong nước mắt, con trai anh qua đời do không được chữa trị kịp thời.

Theo đó, Azhar bị nghi sốt virus. Gia đình đưa cậu bé đến một trung tâm y tế huyện để điều trị, nhưng bệnh tình ngày một xấu đi nên phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Tuy nhiên, bệnh viên thành phố đã từ chối cho Azhar nhập viện vì số tiền gia đình mang đến đóng viện phí có mệnh giá không còn giá trị sử dụng.

Sau đó, gia đình đưa Azhar đến cơ sở khác nhưng cũng bị từ chối với cùng lý do.

“Bệnh viện đã không cho phép con tôi nhập viện vì tiền không hợp pháp. Chúng tôi bất lực chứng kiến con trai chết đi”, anh Alam nói.

Theo anh Alam, ở bệnh viện thứ hai, anh mang theo tiền đa phần là mệnh giá hợp lệ 2.000 và 100 rupee, chỉ có một vài tờ đã hết hạn sử dụng. Phía bệnh viện yêu cầu phải trả đủ tiền, nhưng anh không thể thu xếp kịp và để lỡ thời gian điều trị cho con trai.

Được biết, gia đình Alam có 6 người, hai vợ chồng và 4 người con, sống trong một căn nhà thuê ở Khudaganj, huyện Shahjahanpur.

Trước đó, ngày 8/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố sẽ xóa sổ tờ 500 và 1.000 rupee ra khỏi hệ thống nội tệ của nước này. Tuyên bố cũng cho biết, Sân bay, nhà ga, bệnh viện của Ấn Độ cũng chỉ đồng ý chi trả bằng tờ 500 và 1.000 rupee đến hết ngày 11/11.

Theo Theo Times of India
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.