TPO - Những điều bí ẩn về suối cá thần xã Cẩm Lương, Thanh Hóa vẫn chưa thể lý giải như: tại sao đàn cá không đi xa lại chỉ sống trong hang và tập trung ở đoạn suối này, tuổi thọ của cá là bao nhiêu, nguồn thức ăn chính của cá là gì?
Suối cá Thần Cẩm Lương, Thanh Hóa là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở xứ Thanh đã được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh.
Vào khoảng năm 1958, có một đoàn thám hiểm vào hang suối cá thần xã Cẩm Lương, Thanh Hóa để nghiên cứu, họ thấy bên trong có nguồn nước ấm, nhưng không thể vào xa hơn mà chỉ đoán chừng sâu bên trong có lượng thức ăn dồi dào nuôi sống cá.
Một điều lạ lùng là những con cá ở suối Cẩm Lương chỉ bơi quanh quẩn đúng một đoạn suối dài hơn 100 m và không bơi ra xa hơn nữa. Cá ở đoạn suối này đặc biệt chỉ ăn lá cây để sống chứ không ăn thịt đồng loại.
Nước ở suối cá thần trong vắt và không có mùi tanh, có thể dùng cho sinh hoạt hoặc nấu nướng. Đây là một điều khó lý giải mà các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu.
Người dân địa phương tin rằng suối cá thần tại Cẩm Lương rất linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt, sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại cuộc sống no ấm, nên họ truyền đời cùng nhau bảo vệ đàn cá, mong ước mưa thuận gió hòa.
-
icon
80 km
-
icon
70 km
-
icon
90 km
Suối cá Thần Cẩm Lương nằm trên địa bàn thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách TP.Thanh Hóa hơn 80km về phía Tây Bắc. Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng. Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp.
Thanh Hóa là tỉnh sở hữu ba suối cá tự nhiên kỳ lạ, thu hút hàng ngàn du khách thăm quan mỗi năm. Suối cá thứ nhất nằm ở thôn Lương Ngọc (xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy); suối cá thứ hai cũng ở huyện Cẩm Thủy nhưng ở thôn Dùng, Cẩm Liên; suối thứ ba ở thôn Chiềng Ban (Văn Nho, Bá Thước).
-
icon
2018
-
icon
2016
-
icon
2017
Quyết định số 5356/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc Công nhận Khu du lịch cấp tỉnh Suối cá Cẩm Lương, thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: UBND huyện Cẩm Thủy, Trưởng Ban Quản lý Khu du lịch suối cá Cẩm Lương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và thực hiện việc quản lý, khai thác, phát triển Khu du lịch cấp tỉnh Suối cá Cẩm Lương, thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; đảm bảo giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch.
-
icon
Dân tộc Mường
-
icon
Dân tộc Thái
-
icon
Dân tộc Dao
Trên đường đi vào suối cá thần ở Cẩm Lương Thanh Hóa, khách du lịch có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mường nằm lẩn khuất trên sườn núi, chìm đắm trong không gian hùng vĩ của những dãy núi đá cao chót vót, điểm tô dòng sông Mã uốn lượn. Được biết, người Mường sống tập trung ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và miền Tây Thanh Hóa, với số dân khoảng 1,2 triệu người. Người Mường nói tiếng Mường, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, trong ngôn ngữ Việt, thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Theo các nhà dân tộc học, người Mường có quan hệ gần gũi với người Kinh vì họ có nguồn gốc chung là Việt – Mường.
-
icon
Múa nón
-
icon
Múa Khèn
-
icon
Pồn Pông
Pồn Pông là loại hình nghệ thuật không thể thiếu của người Mường. “Pồn” có nghĩa là múa, là hát, “Pông” có nghĩa là bông hoa. Hai chữ ấy ghép lại thành tên của một loại hình vừa hát, vừa múa bên cây bông để cầu cho bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Lễ hội thường tổ chức từ tối đến sáng và kéo dài đến 2, 3 ngày. Với nét độc đáo riêng, trò diễn này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
-
icon
512 km
-
icon
514 km
-
icon
515 km
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s. Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.
-
icon
Xuất phát từ tiếng dân tộc
-
icon
Xuất phát từ tên con ngựa
-
icon
Xuất phát từ tên ngọn núi
Tên gọi của sông xuất phát từ tên tiếng dân tộc Thái và tiếng Lào là nậm Ma với nậm nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông bên Lào. Theo quan niệm của người Kinh, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: "sông Mạ", trong đó "mạ" là một từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn".
-
icon
Cầu Hàm Rồng
-
icon
Cầu Rồng
-
icon
Cầu Bến Ngự
Cầu Hàm Rồng nối hai bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng. Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1946 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công bắt đầu xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Cầu Hàm Rồng giữ vị trí giao thông vô cùng quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kì liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Tại đây không quân Việt Nam bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm