Theo Daily Star, những hình ảnh về "nhện trên sao Hỏa" đã khiến các nhà khoa học bối rối vì chúng không giống bất cứ thứ gì trên Trái đất.
Chúng tất nhiên không phải là nhện thật, nhưng những dấu vết có hình phân nhánh, chiều ngang lên tới 1km, hằn trên bề mặt sao Hỏa trong những hình ảnh vệ tinh trông rất giống nhện, khiến các nhà khoa học gọi chúng là "araneiforms" (có nghĩa là "giống nhện").
Những dấu vết hình nhện này đã trở thành một "bí ẩn" lớn khiến các nhà khoa học miệt mài tìm lời giải suốt nhiều năm qua. Và bây giờ họ cho rằng họ đã có câu trả lời.
Bí ẩn "nhện khổng lồ" trên sao Hỏa đã có câu trả lời. |
Cụ thể, theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 19/3 trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã tái tạo thành công phiên bản thu nhỏ của "nhện sao Hỏa" trong phòng thí nghiệm.
Họ đã sử dụng một phiến băng khô và một cỗ máy mô phỏng khí quyển của Hành tinh Đỏ. Khi băng lạnh tiếp xúc với lớp trầm tích nóng mô phỏng trầm tích trên sao Hỏa, một phần của băng ngay lập tức thăng hoa (chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể khí), tạo thành các vết nứt trông như những con nhện nơi khí thoát ra qua băng.
Lauren McKeown, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Các thí nghiệm cho thấy rằng, những dấu vết hình con nhện mà chúng ta phát hiện được trên sao Hỏa có thể đã được tạo ra khi băng khô chuyển từ thể rắn sang thể khí".
Theo NASA, bầu khí quyển của sao Hỏa chứa hơn 95% carbon dioxide (CO2). Rất nhiều băng và sương giá hình thành xung quanh các cực của hành tinh vào mùa đông cũng nhờ vào CO2.
Trong một nghiên cứu năm 2003, các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng "nhện" khổng lồ trên sao Hỏa có thể hình thành vào mùa xuân, khi ánh sáng mặt trời xuyên qua lớp băng CO2 và làm nóng mặt đất bên dưới. Nhiệt độ tăng làm cho băng thăng hoa, tạo ra áp suất dưới lớp băng, khiến băng nứt ra.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết: Khí dồn nén thoát ra qua các vết nứt tạo thành cột khí, để lại các vết chân nhện chằng chịt, loằng ngoằng có thể thấy rõ trên bề mặt sao Hỏa ngày nay.
Theo NASA, bầu khí quyển của sao Hỏa chứa hơn 95% carbon dioxide (CO2). Rất nhiều băng và sương giá hình thành xung quanh các cực của hành tinh vào mùa đông cũng nhờ vào CO2.
Trong một nghiên cứu năm 2003, các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng "nhện" trên sao Hỏa có thể hình thành vào mùa xuân, khi ánh sáng mặt trời xuyên qua lớp băng CO2 và làm nóng mặt đất bên dưới. Nhiệt độ tăng làm cho băng thăng hoa, tạo ra áp suất dưới lớp băng, khiến băng nứt ra.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết: Khí dồn nén thoát ra qua các vết nứt tạo thành cột khí, để lại các vết chân nhện ngoằn ngoèo thấy rõ trên sao Hỏa ngày nay.
Tuy nhiên, khi đó các nhà khoa học vẫn chưa có cách nào để kiểm tra giả thuyết đó trên Trái đất do điều kiện khí quyển rất khác biệt.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một sao Hỏa thu nhỏ trên Trái đất, bằng cách sử dụng một thiết bị có tên là Phòng mô phỏng sao Hỏa của Đại học Mở (Anh), từ đó tìm ra bằng chứng vật lý đầu tiên cho thấy những dấu vết giống nhện khổng lồ trên sao Hỏa có thể đã hình thành như thế nào.