Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị

Ở Quảng Trị hiện còn hàng chục điểm thu mua phế liệu chiến tranh, mỗi ngày tiêu thụ hàng tấn mảnh bom, xác pháo. Nhiều điểm thu mua như một bảo tàng chiến tranh với đầy đủ loại bom đạn, phương tiện.
Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 1

Điểm thu mua phế liệu chiến tranh được anh Nguyễn Văn Quang ở thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đặt ngay trong căn nhà nằm ở mặt quốc lộ 1A trong khu dân cư.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 2

Anh Quang làm nghề  này từ năm 2001 đến nay. Có thời điểm vựa phế liệu này thu mua đến chục tấn mảnh bom đạn mỗi ngày.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 3

Kinh tế phát triển cộng với phế liệu chiến tranh ngày càng ít nên số người đi rà phá phế liệu cũng giảm. Lượng phế liệu thu mua hàng ngày của đại lý này cũng giảm xuống còn 3-4 tạ/ngày.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 4

Vựa phế liệu này có nhiều loại đạn từ tiểu liên , pháo sáng đến cối 60 ly và cả bom. Nhiều vỏ đạn pháo vẫn còn nguyên vẹn hình dạng, chỉ khác là không còn thuốc và ngòi nổ.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 5

Nhiều quả trong số này có vết cưa cắt khá mới. Ngoài bom đạn, tại đây còn tìm thấy nhiều phương tiện chiến tranh khác như hàng rào, thùng đạn, thùng phuy…

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 6

“Trước kia, nhiều người mang bom đạn chưa nổ đến bán. Nhiều lần tôi không mua nên bây giờ họ cũng biết được quả nào bán được, quả nào không. Bom đạn cực kỳ nguy hiểm, tôi chỉ mua quả nào sạch”, anh Quang nói.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 7

Việc chưa có tai nạn nào do bom đạn xảy ra tại điểm thu mua này được anh Quang cho là do may mắn. “Với các quả bom đạn có kích thước to thường dễ phát hiện chưa nổ để phòng tránh. Nhưng nguy cơ lại thường đến từ các quả bom đạn nhỏ, hoặc kíp chưa nổ nằm lẫn trong đống sắt vụn của những người rà phá phế liệu. Khi họ đổ thứ mụn vặt này ra thì nguy cơ phát nổ là cao”, anh Quang nói.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 8

Đầu tháng 10 vừa rồi, vợ anh Quang là chị Lê Thị Tân Bé bị thương trong một vụ nổ kíp đầu đạn 90 ly khi đi thu mua phế liệu chiến tranh. Vụ nổ còn khiến 4 người khác bị thương. Kíp nổ này nằm lẫn trong một bao tải có chứa đủ các mảnh kim loại.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 9

Thống kê của dự án rà phá bom mìn RENEW tại hai huyện Cam Lộ và Triệu Phong, số lượng đại lý phế liệu chiến tranh giảm nhiều từ 26 xuống còn 7 trong các năm qua. Nhằm hạn chế rủi ro, RENEW hỗ trợ mỗi đại lý một "thùng bom mìn” bằng bêtông được chôn trong đất, có nắp nặng và khóa để cách ly bom mìn chờ đơn vị này đến xử lý. 

Song song với duy trì "thùng bom mìn", tổ chức này cũng tập huấn thường xuyên cho các chủ phế liệu để họ nhận biết bom mìn, ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy đến.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 10

RENEW đưa ra con số hơn 7.000 nạn nhân bom mìn ở Quảng Trị từ ngày giải phóng đến 2010. Con số này tiếp tục tăng thêm trong các năm qua. Nhiều tổ chức quốc tế có mặt ở Quảng Trị để hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, nhưng bom mìn sau chiến tranh và hậu quả do nó gây ra vẫn là một vấn đề nghiêm trọng tại Quảng Trị.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 11

Hiện, vẫn còn hàng chục người làm nghề rà phá phế liệu chiến tranh. Một kg sắt có giá từ 3.000-4.000 đồng, mang lại cho họ thu nhập trung bình 100.000-150.000/ngày. “Cả ngày chỉ được 1-2 kg”, một người rà phế liệu cho biết.

Bên trong vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị ảnh 12

Điểm đến của phế liệu chiến tranh là các nhà máy sản xuất gang thép. Người đàn ông này dùng một que sắt luồn vào trong vỏ đạn rồi đo bên ngoài để chắc chắn các quả đạn "sạch", không còn thuốc nổ bên trong trước khi thu mua và vận chuyển về nhà máy.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG