Bệ phóng

Lê Nguyễn Hương Trà, người làm mới “Chú ếch con” của nhạc sĩ Phan Nhân
Lê Nguyễn Hương Trà, người làm mới “Chú ếch con” của nhạc sĩ Phan Nhân
TP - Lại thêm một video clip ca nhạc của người Việt được tung lên mạng và làm xôn xao cư dân mạng, sau clip nhái giọng nhiều ca sĩ của sinh viên Mai Quốc Việt (TPHCM). Nhưng chuyện cô bé Lê Nguyễn Hương Trà (năm 2003, thời điểm ghi hình clip biểu diễn ca khúc 'Chú ếch con' của nhạc sỹ Phan Nhân, mới 8 tuổi) có lẽ gây xôn xao với một ý nghĩa khác.

> Một chàng trai bị các sao Việt ‘nhập hồn’

Lê Nguyễn Hương Trà, người làm mới “Chú ếch con” của nhạc sĩ Phan Nhân
Lê Nguyễn Hương Trà, người làm mới “Chú ếch con” của nhạc sĩ Phan Nhân.

Chú ếch con là ca khúc rất quen thuộc nên chẳng ngạc nhiên là ở Việt Nam, từ con nít đến người già đều thuộc, ít nhất là một vài câu. Nhưng khi xem lại clip của Hương Trà, hòa giọng của dàn đồng ca thiếu nhi Ý trên sóng truyền hình Rai lừng danh của người Ý, tự nhiên thấy ca khúc đơn giản, hồn nhiên, bình dị ấy bỗng trở nên lung linh và đầy xúc cảm.

Không phải bởi một ca khúc trẻ con Việt Nam xuất hiện hoành tráng trên truyền hình Ý. Mà vì, vẫn ca khúc quen thuộc với những ca từ dung dị Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn/Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan/Bao nhiêu cô cá trê non cùng bao nhiêu chú cá rô ron/Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang giòn được chuyển ngữ, hòa âm, phối khí công phu, chuyên nghiệp đến đỗi có thể gây ngạc nhiên cho bất cứ người Việt Nam nào.

Có cái gì rưng rưng, rạo rực khi ngắm nhìn những mái tóc nâu, mắt xanh, cái miệng răng sún của nhưng cô bé, cậu bé Ý thích thú hát Bao nhiêu chú chim ri cùng bao cô cá rô phi/Nghe tiếng hát mê ly cùng vui thích chí cười khì, dù khi nghe Hương Trà hát bằng tiếng Việt, khán giả đất nước hình chiếc ủng có đôi chút ngơ ngác vì khác biệt ngôn ngữ.

Rõ ràng, chất chuyên nghiệp của các nhạc sỹ, đạo diễn người Ý đã giúp bài hát vượt qua biên giới nước Việt, làm bệ phóng cho chú ếch xanh ở một góc ao làng quê Việt Nam đến được với thế giới.

2. Tôi không nói Hương Trà là thần đồng, dù em hát rất hay. Nhưng chuyện của Hương Trà khơi gợi nhiều ý niệm xa xưa, khi bà tôi, năm ấy đã 80 tuổi. Mỗi khi muốn động viên con cháu, thường nêu gương những thần đồng, những người một thời lừng danh như Trần Đăng Khoa làm thơ, Lê Bá Khánh Trình giải toán. Năm nay bà hơn 90, vẫn thỉnh thoảng nhắc đến Lê Bá Khánh Trình như một huyền thoại, dù bà cũng chẳng rõ anh Trình giờ ở đâu, làm gì.

Cũng như tôi, không rõ cô bé Lê Nguyễn Hương Trà giờ làm gì, ở đâu, có tiếp tục theo nghiệp ca hát hay không. Tôi không có ý so sánh anh Lê Bá Khánh Trình với Ngô Bảo Châu, nhưng có lẽ, giáo sư Châu có nhiều thuận lợi trên con đường học tập, nghiên cứu (có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục, đào tạo và môi trường nghiên cứu tiên tiến của Pháp, Mỹ), dù thuận lợi ấy có sự nỗ lực không nhỏ của bản thân giáo sư Châu. Đó chính là bệ phóng quan trọng để anh Châu đạt đến thành công rực rỡ trong sự nghiệp toán học của mình.

3. Chợt nhớ từ trước tới giờ, nước ta xuất hiện không ít những trường hợp tinh hoa phát tiết ngay từ thuở bé thơ. Nhiều người trong số họ từng được mệnh danh là thần đồng. Nhưng, vì nhiều lý do, hầu hết trong số ấy dù trải qua 2/3 quãng đường đời nhưng vẫn mãi không lớn, không thoát được cái áo khoác thần đồng chật chội.

> Xôn xao clip bé gái Việt hát 'Chú ếch con' tiếng Ý

Anh Minh

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.