Bé cười nhiều, đi khám cha mẹ đau đớn biết lý do

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Thấy con cười nhiều cả khi thức và trong giấc ngủ, người mẹ trẻ lúc đầu rất vui vì điều này, sau đó thấy bất an và đưa con đi khám. Kết quả bé bị chấn thương sọ não, bị động kinh.

Đây là câu chuyện của gia đình của chị  Xiaoyan ở Trung Quốc. Gia đình và bà khi thấy cháu cười thì rất thích thú, cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, Xiaoyan lại cảm thấy bất ổn. Bà mẹ trẻ trao đổi với mẹ chồng về vấn đề này và cảm thấy có gì không ổn vì đứa trẻ cười bất thường.

Sau nhiều ngày bác sĩ quan sát tại bệnh viện và kiểm tra sóng não ban đêm, kết quả cuối cùng khiến Xiaoyan bật khóc. Đứa trẻ đã bị chấn thương động kinh.

Lúc này, khi được hỏi về sinh hoạt của bé trong thời gian gần đây, cả nhà mới nhớ ra đứa trẻ từng bị ngã một lần khi đi dạo với ông bà, đầu cũng khâu vài mũi nhẹ. “Lúc đó, chỉ nghĩ là vết thương ngoài da, không ngờ hậu quả lại nghiêm trọng như vậy”.

May mắn nhờ phát hiện và điều trị kịp thời, con trai chị Xiaoyan cuối cùng cũng đã phục hồi sức khỏe.

Trang Healthplus từng chia sẻ về một trường hợp ở Việt Nam, chị N (Cầu Giấy, Hà Nội). Khi con trai chị H. 4 tuổi leo cầu thang thì bị ngã và đập đầu xuống đất. Lúc đó, bé bị chảy máu đầu gia đình đưa bé đến bệnh viện khâu 6 mũi. Một tuần sau, khi đang chơi cùng ông bà, bé bị co giật, lúc đó gia đình mới cuống cuồng đưa bé đến bệnh viện. Khi nghe bác sỹ kết luận bé bị động kinh mà nguyên nhân là do cú đập đầu xuống đất tuần trước cả nhà ai cũng bất ngờ.

Bé cười nhiều, đi khám cha mẹ đau đớn biết lý do ảnh 1 Cha mẹ hoặc người thân của trẻ nên bình tĩnh, chú ý quan sát tư thế trẻ sau khi bị tai nạn để xác định rõ chỗ va đập chấn thương trên cơ thể trẻ. Nhẹ nhàng bế trẻ lên giường nằm nghỉ, tránh giận dữ quát mắng trẻ. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo các BS, chấn thương sọ não do đập đầu xuống đất có thể khiến trẻ mắc bệnh động kinh. Động kinh sau chấn thương sọ não được chia làm hai loại chính tùy vào thời điểm khởi phát bệnh là động kinh sớm và muộn. Trong đó, trẻ em thường bị động kinh sớm.

Cha mẹ hoặc người thân của trẻ nên bình tĩnh, chú ý quan sát tư thế trẻ sau khi bị tai nạn để xác định rõ chỗ va đập chấn thương trên cơ thể trẻ. Nhẹ nhàng bế trẻ lên giường nằm nghỉ, tránh giận dữ quát mắng trẻ.

Cần quan sát kỹ một số triệu chứng ban đầu ở trẻ nếu có như: Trẻ có bị bất tỉnh không? Có nôn ói không? Nếu có thì nôn như thế nào, nôn vọt hay chỉ ọe ra nước miếng? Chất nôn có cái gì? Chảy máu ở đầu, mắt, mũi...? Có gãy xương như tay, chân...?

Chú ý theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy đến trong những ngày tiếp theo như: trẻ kêu nhức đầu, chóng mặt, hay lừ đừ...

Đôi khi trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, khi ngủ hay bị giật mình la hoảng.

Biến chứng chấn thương sọ não sau chấn thương ở đầu xảy đến khoảng 36-48 giờ sau khi bị chấn thương: gãy lún xương sọ và chảy máu, tụ máu dưới màng cứng.

Khi trẻ có một số triệu chứng bất thường như: đau đầu tăng dần; nôn ói nhiều lần và nôn dễ dàng (nôn vọt); lừ đừ, ngủ gà ngủ gật, dần dần bất tỉnh, lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng kém dần; chảy dịch ở mũi, lỗ tai, chảy máu mũi hay có bầm tím tụ máu quanh quầng mắt; yếu liệt nửa người hay không đi đứng được, không nói được; đồng tử (con ngươi ở mắt) giãn nở ở một bên mắt...

Các dấu hiệu trên báo hiệu tình trạng chấn thương sọ não nặng dần, có khối máu tụ trong não, cần khẩn trương đưa trẻ đi bệnh viện, bác sĩ sẽ can thiệp sớm bằng ngoại khoa, càng can thiệp sớm thì việc phục hồi càng khả quan.

MỚI - NÓNG