Đến Bình Định không thể không đến Bảo Tàng Quang Trung thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Đây là nơi trưng bày những di vật quan trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
Di tích gốc gồm: Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, Bến Trường Trầu cùng Bảo tàng Quang Trung và các công trình văn hóa khác.
Khu di tích Cách mạng Núi Bà thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Khu di tích có địa thế đẹp với ba mặt giáp núi, phía Đông giáp với tuyến đường từ Cát Tiến đi Cát Hải.
Từ năm 1994, khu di tích cách mạng Núi Bà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Núi Bà là căn cứ địa cách mạng quan trọng chở che, bảo vệ cho lực lượng cách mạng ở khu Đông trong kháng chiến.
Tượng đài chiến thắng uy nghi, sừng sững giữa khu di tích Núi Bà.
Thành phố Quy Nhơn neo mình dọc bãi biển xanh ngát. Bãi biển Quy Nhơn là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung.
Ngay tại phường Đống Đa, Quy Nhơn cũng có Tháp Đôi níu chân người lữ hành. Tháp Đôi in đậm kiến trúc của người Kmer và điêu khắc Angkor. Tuy có sự giao thoa văn hóa hai nước trong thời gian xây dựng tháp nhưng vẫn giữ được đường nét cơ bản truyền thống.
Theo lịch sử, Tháp đôi Quy Nhơn xây dựng vào cuối thế kỉ XII, gồm 2 khối tháp liền kề nhau, tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn.
Một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Bình Định là Eo Gió.
Eo Gió cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20 km về phía Đông Bắc, thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ.
Bãi biển Eo Gió thuộc thôn Bấc (thôn Lý Lương, Nhơn Lý, Quy Nhơn). Những rặng núi đá cao, uốn lượn ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp.
Bãi biển Nhơn Lý, Bình Định.
Khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử là nơi nhiều người ghé thăm.
Âu thuyền gần cảng Quy Nhơn thơ mộng trữ tình lúc xế chiều.
Những con tàu nằm bến đợi.
Toàn cảnh cảng Quy Nhơn nhìn từ trên cao.