Bẫy tình trong thế giới điệp viên

Bẫy tình trong thế giới điệp viên
Độc chiêu gián điệp kết hợp với tình ái không mất đi cùng với chiến tranh lạnh mà càng hiệu quả hơn trong thời đại số

Bẫy tình trong thế giới điệp viên

Nhà sản xuất phim Hollywood là điệp viên của Israel
> Mỹ nghe lén làm căng thẳng quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Độc chiêu gián điệp kết hợp với tình ái không mất đi cùng với chiến tranh lạnh mà càng hiệu quả hơn trong thời đại số

Nữ điệp viên Nga Anna Chapman là người đã sử dụng thuần thục bẫy tình Ảnh: FOREIGN POLICY
Nữ điệp viên Nga Anna Chapman là người đã sử dụng thuần thục bẫy tình Ảnh: FOREIGN POLICY.
 

Trao đổi với tạp chí Foreign Policy, nhà sử học tình báo người Mỹ H. Keith Melton bật mí một số bí mật chưa từng được tiết lộ về sự kết hợp giữa hoạt động gián điệp và tình ái.

Điệp viên Romeo

Một trong những thời điểm thịnh hành nhất của chiêu bài gián điệp - tình ái là vào năm 1963, lúc diễn ra chiến tranh lạnh. Khi đó, nước Anh nhận ra độc chiêu này có thể phá hỏng cả những kế hoạch hoàn hảo. Cơ quan An ninh MI5 của Anh đã thành công khi cài người đẹp Christine Keeler để dụ dỗ tùy viên hải quân Nga Yevgeni Ivanov. Khổ nỗi, biệt tài hạ đo ván đàn ông của Keeler còn “đốt lưới nhà” khi hớp hồn cả Bộ trưởng Chiến tranh Anh John Profumo vì ông này tình cờ nhìn thấy Keeler khỏa thân bơi lội trong hồ. Sau khi Profumo phủ nhận chuyện tình ngoài luồng của mình trước quốc hội, Keeler đã bán những lá thư tình của ông ta cho báo Express. Hậu quả, Profumo từ chức và chính phủ của Thủ tướng Harold Macmillan sụp đổ.

Bẫy tình như trên được giới điệp viên gọi là “bẫy mật”. Markus Wolf, cựu trùm tình báo Đông Đức trước đây, là một trong những bậc thầy của loại bẫy này. Ông ta phái các nam gián điệp được mệnh danh là Romeo đi tiếp cận các nữ thư ký tại các mục tiêu được nhắm tới, chẳng hạn trụ sở NATO, nhằm moi thông tin mật. Chàng điệp viên Romeo hấp dẫn có 3 đặc điểm: đáng yêu, biết cách gây chú ý và biết lắng nghe - tất cả đều nhằm “câu” phụ nữ trò chuyện. Cao tay hơn, để thu phục các cô gái, chàng điệp viên Romeo không tự gặp họ mà làm cho họ tìm đến anh ta. Dĩ nhiên, sau đó mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Hiệu quả trong thế giới số

Đối với đối tượng đặc biệt, anh chàng điệp viên thậm chí còn tiến tới hôn nhân và sau đó tiết lộ thân phận nhưng khẳng định mình làm việc cho một đất nước thân thiện. Nếu không thể moi được thông tin thỏa mãn các sếp ở nhà, chàng điệp viên Romeo đặt dấu chấm hết bằng cách giải thích với vợ rằng anh ta bị triệu hồi về nước.

Chiến thuật vừa nêu thành công mỹ mãn đến mức tính đến năm 1978, tình báo Đông Đức đã dụ được ít nhất 53 phụ nữ rơi vào bẫy tình của Romeo. Đến năm 1980, NATO bắt đầu theo dõi các nữ thư ký độc thân để bảo đảm họ không kết hôn với các điệp viên Đông Đức.

Hoạt động gián điệp kết hợp với tình ái không mất đi cùng với chiến tranh lạnh. Đình đám nhất là vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt 10 điệp viên Nga ở New York cách đây 3 năm. Đáng chú ý là nữ điệp viên xinh đẹp Anna Chapman. Cô đã lợi dụng cuộc hôn nhân với một công dân Anh để có được hộ chiếu nước này và sử dụng nó vào Mỹ.

Kỷ nguyên số giúp tình ái trở thành công cụ hiệu quả hơn trong hoạt động gián điệp. Trong thế giới số, bẫy tình không phải là sự thỏa hiệp mà là sự tiếp cận. Một kịch bản thường dùng là một nữ điệp viên quyến rũ mục tiêu trong quán bar, chuốc rượu rồi đưa anh ta vào khách sạn. Trong lúc đối tượng ngủ vùi, nữ điệp viên có dư thời gian để lục lọi máy tính cũng như điện thoại của anh ta.

Em trai tổng thống Mỹ dính bẫy

Ở Mỹ, xì-căng-đan “bẫy tình” liên quan đến nhiều nhân vật tiếng tăm. Nữ điệp viên Đông Đức Ellen Rometsch từng đội lốt gái gọi tại Câu lạc bộ Quorum, địa điểm ưa thích của các chính khách ở thủ đô Washington. Cô là một trong những mối quan tâm đặc biệt của thượng nghị sĩ Robert Kennedy, em trai Tổng thống John F. Kennedy. Để bảo đảm cô nàng Rometsch không hé lộ bí mật của mình, Robert Kennedy đã buộc đưa cô trở lại châu Âu và yêu cầu FBI hủy bỏ cuộc điều tra vụ việc.

Theo Ngô Sinh
Người lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG