Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc

Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc
Làm vệ sĩ cho người giàu đang là nghề có sức hấp dẫn lớn với giới trẻ Trung Quốc, trong đó không ít nữ giới.

>Chú chó có 9 vệ sĩ

>Nữ vệ sỹ đồng trinh tố ông Gaddafi hãm hiếp

Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 1

Nghề vệ sĩ đang có sức hấp dẫn lớn với giới trẻ ở Trung Quốc, đặc biệt là nữ giới. Với con số khoảng 300 tỷ phú và gần 1.000.000 triệu phú ở Trung Quốc, những người luôn có nhu cầu được bảo vệ, nghề vệ sĩ ở Trung Quốc được xếp vào danh sách những công việc cho thu nhập lớn.

Trong số gần 1 triệu triệu phú ở Trung Quốc, khoảng 1/3 là nữ. Việc có các nữ vệ sĩ ở bên cạnh không chỉ giúp các nữ chủ nhân luôn yên tâm khi ra ngoài mà còn có người bầu bạn. Wen Cui, một nữ doanh nhân thành đạt chuyển sang mở Trung tâm đào tạo vệ sĩ cho biết, ý tưởng thuê nữ vệ sĩ xuất phát từ lần bà bị trấn lột. “Có một nữ vệ sỹ bên cạnh cũng giống như có một người chị, em gái”, bà giải thích. “Họ có thể trông chừng cho bạn”.

Bà Wen Cui cũng cho biết, các khách hàng nữ thường thích chọn vệ sĩ nữ hơn vệ sĩ nam, vì như vậy họ sẽ ít bị để ý và cũng ít có scandal hơn. “Đi với một vệ sĩ nữ, người ta sẽ nghĩ cô ấy là thư ký của bạn, nhưng nếu là vệ sĩ nam, người ta sẽ nghĩ ra chuyện khác”, bà nói.

Gan Dongxia, một nhà đầu tư giàu có, đang sử dụng dịch vụ vệ sĩ. Với bà, người bảo vệ mang lại cho bà cảm giác an toàn. Mặt khác, có người bảo vệ ở bên cạnh khiến người ta nhìn bà với ánh mắt kính trọng hơn.

Không chỉ có khách hàng nữ thích vệ sĩ nữ, mà các khách hàng nam cũng thích nữ vệ sĩ hơn. Theo đại diện của Công ty Tư vấn bảo vệ đặc biệt Tianjiao, qua tập hợp các nhu cầu của khách hàng đã đưa ra những lý do khiến cho nhu cầu vệ sĩ nữ tăng cao đó là phụ nữ dễ trà trộn, đóng vai người giúp việc hay thư ký để đi theo thân chủ mà không bị nghi ngờ. Do đó vệ sĩ nữ được trả lương cao hơn vệ sĩ nam.

Chen Yougqing, người từng làm vệ sĩ cho siêu sao Jackie Chan, được coi là người đi tiên phong trong lĩnh vực đào tạo vệ sĩ. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng phát triển ở Trung Quốc, Chen đã tự mở một Trung tâm đào tạo vệ sĩ ở Sanya. Ở Trung tâm của anh, các học viên nam và nữ đều được qua đào tạo, cọ xát cùng nhau, không có sự phân biệt.

Để có thể trụ được với nghề, các học viên phải hoàn tất một giáo trình huấn luyện cực kỳ vất vả có cả máu, mồ hôi và nước mắt. Các nữ học viên phải học cách hạ gục, đè bẹp và khóa chặt đối phương. Giáo trình đào tạo “tay bo” là cách làm phổ biến ở các trung tâm đào tạo vệ sĩ ở Trung Quốc bởi ở nước này, việc sở hữu vũ khí cá nhân được quản lý rất chặt. Sau khoảng 30 ngày khổ luyện, các học viên có thể “ra lò” trở thành các “bodyguard” chuyên nghiệp.

Còn ở Công ty cung cấp dịch vụ an ninh cá nhân Guodun, các học viên được huấn luyện nghề nghiệp tại một căn cứ quân sự. Trong suốt khóa học kéo dài 6 tháng, các nữ học viên được đào tạo về võ thuật, khả năng quan sát và sơ cứu. Họ cũng được học về ứng xử để biết cách giao tiếp phù hợp khi ở bên cạnh các khách hàng VIP.

Công ty Tư vấn bảo vệ đặc biệt Tianjiao - nơi đầu tiên tổ chức các lớp huấn luyện nữ vệ sĩ ở Trung Quốc, mỗi học viên được huấn luyện nghiêm ngặt trong 10 tháng. Họ được học võ thuật, kỹ năng chống khủng bố, do thám và nghi thức doanh nhân. Học viên nào xuất sắc có thể được đưa đi học tại nước ngoài.

Dù biết vệ sĩ là một nghề nguy hiểm, nhưng giới trẻ Trung Quốc vẫn thi nhau thử sức. Các học viên theo học ở các trung tâm đào tạo đa phần đều là nữ sinh đại học. Họ theo học với mong muốn sau này có thu nhập cao, và nhất là được các doanh nhân giàu có tuyển dụng.

Wang Yalan, 24 tuổi, đã tạm biệt ước mơ trở thành một bác sĩ để theo đuổi niềm đam mê làm vệ sĩ ở trung tâm đào tạo của Chen Yougqing. Wang Yalan tâm sự đến với nghề vệ sĩ cô như tìm thấy lý tưởng sống của chính mình.

Cũng như các học viên khác, Wang phải trải qua một quá trình khổ luyện nhưng với cô, việc bỏ ra 3.000 USD đồng thời phải tuân thủ nghiêm các quy định của Trung tâm để có thể theo đuổi nghề nguy hiểm là niềm hạnh phúc của đời mình. Chen Yougqing cũng tiết lộ, để không bị mất tập trung trong công việc, các nữ vệ sĩ phải tạm gác chuyện hẹn hò lại cho tới năm 28 tuổi.

Xie Xingjiang, 19 tuổi, không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ nghề vệ sĩ, cố gắng thuyết phục gia đình để chuyển từ công việc của một kế toán viên sang làm vệ sĩ. Xie tâm sự, từ bé, cô đã rất hâm mộ những “bodyguard” trong các phim hành động và mơ ước sau này sẽ được làm nghề giống họ. Thêm vào đó, những người được vào nghề này có thể kiếm rất nhiều tiền. Khi khách muốn thuê vệ sĩ nữ, họ phải trả khoảng 300 USD/ngày, mỗi vệ sĩ có thể kiếm được 100 USD/ngày. Trong khi đó, theo Daily mail, mức lương trung bình hàng năm của người Trung Quốc chỉ vào khoảng 1.500 USD.

Một gói hợp đồng thuê vệ sĩ hạng vàng phổ biến hiện nay ở Trung Quốc, bao gồm 6 vệ sỹ và 2 xe hơi, khách hàng phải trả cho gói hợp đồng này khoảng 3.000 USD/ngày. Theo BBC, ước tính ở Trung Quốc hiện có khoảng 3.000 công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ cá nhân đang hoạt động.

Hình ảnh một buổi tập của các nữ học viên ở Công ty Tư vấn bảo vệ đặc biệt Tianjiao:

Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 2
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 3
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 4
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 5
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 6
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 7
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 8
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 9
Bảo vệ người giàu: nghề ‘hốt bạc’ ở Trung Quốc ảnh 10

Theo VOV online
(ABC News, Dailymail, Odditycentral)

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.