Báo Trung Quốc làm video kỳ thị để giễu Ấn Độ

Cách hóa trang của nhân vật trong đoạn phim làm liên tưởng đến người Ấn Độ (ảnh chụp từ video).
Cách hóa trang của nhân vật trong đoạn phim làm liên tưởng đến người Ấn Độ (ảnh chụp từ video).
TPO - Báo chí Trung Quốc vừa công kích Ấn Độ trong cuộc tranh chấp biên giới bằng đoạn phim mà báo chí Ấn Độ cho là "mang tính kỳ thị chủng tộc". Nhưng có vẻ đoạn phim này gây tác dụng ngược.

Căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân trên vùng biên giới thuộc dãy Himalaya gia tăng trong những tháng gần đây. Binh lính của cả hai bên vừa có cuộc ẩu đả bằng cách ném đá và chửi bới nhau ở khu vực Ấn Độ đang kiểm soát.

Trong khi đó, hãng thông tấn Xinhua đang gia tăng khẩu chiến. Hãng này cho đăng tải một đoạn phim trong đó có một nhân vật hề hóa trang theo cách khiến người xem liên tưởng đến người Ấn Độ để nói về “7 tội lỗi của Ấn Độ”.

Nhiều nhà phân tích cho rằng đoạn phim này quá tệ, và có thể còn có lợi cho Ấn Độ khi bộc lộ sự thiếu hiểu biết của những người làm ra nó.

Có vẻ nhắm cả vào độc giả phương Tây, nhân vật trong đoạn phim nói tiếng Anh để chế giễu Ấn Độ khi xâm phạm lãnh thổ, vi phạm công ước, không phân biệt được phái trái, không được sự đồng ý của Bhutan và không chịu sửa sai. “Mẹ anh có nói với anh là đừng bao giờ phạm luật không?” cô gái dẫn chương trình trong đoạn phim nói.

Ông Sadanand Dhume, một nhà phân tích tại AEI, một tổ chức tư vấn chính sách công ở Mỹ, cho rằng đoạn phim video của Xinhua mang tính giải trí hơn công kích. “Nó cho thấy trong cuộc đối đầu biên giới hiện nay Trung Quốc không coi Ấn Độ là ngang hàng”, ông Dhume nói.

Nhà nghiên cứu này cho rằng Bắc Kinh không chọn cách xử lý vấn đề biên giới như một cuộc tranh chấp về pháp lý mà chỉ bác bỏ hay chế giễu những quan ngại của New Delhi về con đường Trung Quốc mở trên cao nguyên Doklam làm thay đổi hiện trạng theo cách mà Ấn Độ không thể làm ngơ.

Trung tâm của thái độ này là do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, ông Dhume nhận định.

Nhiều người phương Tây coi Ấn Độ là nền dân chủ đa nguyên với hệ thống tư pháp độc lập, tự do báo chí và đã đạt được nhiều tiến bộ trong nhiều năm qua. Nhưng theo ông Dhume, Trung Quốc cho rằng Ấn Độ là bằng chứng cho thấy dân chủ không hiệu quả ở những nước đang phát triển. “Người Trung Quốc biết ít về Ấn Độ, nhưng điều họ biết đều không tích cực”, ông nói.

Trung Quốc và Ấn Độ trải qua cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu trên vùng biên giới thuộc dãy Himalaya năm 1962.

Việc Trung Quốc làm con đường có thể phục vụ cả những phương tiện quân sự qua khu vực tranh chấp nhằm cách củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực ngã ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Buhtan khiến những căng thẳng tạm lắng xuống mấy thập kỷ qua trỗi dậy.

Cả hai phía đều đã tăng cường triển khai binh lính lên khu vực tranh chấp.

Đầu tuần này, nhóm lính Trung Quốc đã mang theo gậy, đá đã đi vào khu vực Ladakh do Ấn Độ kiểm soát nhưng bị lính Ấn Độ chặn lại. Nhóm lính Ấn Độ đáp trả sau khi nhóm Trung Quốc ném đá, nhưng cả hai đều không dùng súng.

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức tình báo Ấn Độ nói rằng vụ việc xảy ra sau khi nhóm lính Ấn Độ bắt gặp nhóm lính Trung Quốc có vẻ đang lạc đường vì thời tiết xấu. Sau gần 30 phút ẩu đả, hai phía rút về vị trí. 

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".