Bão số 13 có thể gây mưa từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Từ sáng mai, các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Nam bắt đầu có gió mạnh do bão số 13.
Từ sáng mai, các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Nam bắt đầu có gió mạnh do bão số 13.
TPO - Do hoàn lưu rất rộng lớn nên dù đổ bộ vào Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, bão số 13 vẫn gây mưa cho gần hết các tỉnh miền Trung, kéo dài từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, thậm chí có thể mở rộng ra phía nam của đồng bằng Bắc Bộ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, đến chiều nay (13/11), các Trung tâm Bão trên thế giới đã có những nhận định khá đồng nhất về cường độ, vùng ảnh hưởng của cơn bão số 13 (bão VAMCO). Trong đó nhận định, bão sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền từ ngày mai, vùng ảnh hưởng do gió mạnh, sóng lớn rất rộng, trọng tậm từ Bắc Trung Bộ đến Trung Trung Bộ.

Cụ thể vào 16 giờ chiều nay (13/11), tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Bão vẫn giữ sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khá nhanh, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ chiều mai (14/11), tâm bão trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 16 giờ chiều Chủ Nhật (15/11), tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 16/11, trung tâm vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). 

Do ảnh hưởng của bão số 13, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) và có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 8-10m, biển động dữ dội.

Từ đêm nay (13/11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm) có gió mạnh dần lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh.

Từ sáng mai (14/11), vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

Vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-0,8m. Nguy cơ ngập úng khu vực trũng tại ven biển các tỉnh Trung Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Huế) khi bão đổ bộ vào nửa đêm và sáng sớm, là khoảng thời gian đỉnh triều.

Từ sáng mai (14/11), trên đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng ven biển có nơi cấp 9, giật cấp 11. Lưu ý dông lốc khi bão vào.

Cũng từ ngày mai đến 16/11, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250mm, có nơi trên 350mm. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi có mưa to 50-150mm. Đặc biệt, mưa bão còn có thể mở rộng ra khu vực phía nam đồng bằng Bắc Bộ.

Cơ quan khí tượng đặc biệt lưu ý, do bão số 13 đổ vào một khu vực đã chịu tổn thương nặng nề trước đó do liên tiếp đón nhiều cơn bão/áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, cần hết sức đề phòng khả năng xảy ra lũ lụt, lũ quét, đặc biệt là sạt lở đất.

MỚI - NÓNG
Luật Điện lực sửa đổi 'giải vây' cho nhiều dự án năng lượng tái tạo?
Luật Điện lực sửa đổi 'giải vây' cho nhiều dự án năng lượng tái tạo?
TPO - Với việc có nhiều quy định mới liên quan đến năng lượng tái tạo, chuyên gia đánh giá Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ góp phần giải quyết thế bế tắc của các dự án sau thời gian dài im ắng, góp phần giải cơn "khát" điện trong bối cảnh nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn tới rất lớn.