Báo Mỹ: Nga - Trung coi nhau là đối thủ

Báo Mỹ: Nga - Trung coi nhau là đối thủ
TPO - International Herald Tribune nhận định Moscow thổi phồng quan hệ đối tác với Bắc Kinh, Trung Quốc thì coi đó là một phương thức rẻ tiền để an ủi Nga. Nga và Trung Quốc coi nhau là đối thủ hơn là đồng minh.

Báo Mỹ: Nga - Trung coi nhau là đối thủ

> Nga điều động siêu máy bay ném bom Tu-95 tập trận

> “Mỹ nên quỳ gối để cầu nguyện cho Snowden”

 

TPO - International Herald Tribune nhận định Moscow thổi phồng quan hệ đối tác với Bắc Kinh, Trung Quốc thì coi đó là một phương thức rẻ tiền để an ủi Nga. Nga và Trung Quốc coi nhau là đối thủ hơn là đồng minh.

Bài viết cho rằng, nhìn bề ngoài, quan hệ Nga và Trung Quốc có vẻ rất thân mật. Tuy nhiên, trên thực tế, hai nước này lại đồng sàng dị mộng, chỉ trong vấn đề đối phó với Mỹ mới có chung lập trường.

Báo Mỹ: Nga - Trung coi nhau là đối thủ ảnh 1
 

Vài năm trở lại đây quan hệ giữa Trung Quốc và Nga không ngừng được cải thiện, kim ngạch trao đổi thương mại tăng nhanh, lãnh đạo hai nước liên tiếp sang thăm, gặp gỡ... Tuy nhiên sự hợp tác ấy đã che đi sự bất đồng. Moscow và Bắc Kinh nói rằng hai nước có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, thực ra sự hợp tác của họ về cơ bản chỉ mang tính chiến thuật. Lập trường nhìn nhận thế giới của hai bên hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc đang trỗi dậy, nền kinh tế theo mô hình xuất khẩu phát triển với tốc độ nhanh mong muốn được hưởng lợi từ xu thế toàn cầu hóa. Trong khi Nga là nước dầu mỏ giậm chân tại chỗ, muốn tách mình khỏi lực lượng cải cách.

Moscow thổi phồng mối quan hệ đối tác với Bắc Kinh chủ yếu là để chứng minh với các nước khác rằng Nga vẫn đóng một vai trò quan trọng, Trung Quốc thì coi đó là một phương thức rẻ tiền để an ủi Nga. Hai nước thiếu mục tiêu chung, sự hợp tác chỉ bó hẹp trong những lĩnh vực trùng lặp về mặt lợi ích (như gia tăng kim ngạch trao đổi thương mại). Còn đối với những lĩnh vực quan trọng nhất của hai nước, Nga và Trung Quốc coi nhau là đối thủ hơn là đồng minh.

Nga và Trung Quốc đang cố tỏ ra thân thiết với nhau nhưng lợi ích chiến lược lâu dài lại đặt hai quốc gia này ở vị thế đối thủ tiềm ẩn
Nga và Trung Quốc đang cố tỏ ra thân thiết với nhau nhưng lợi ích chiến lược lâu dài lại đặt hai quốc gia này ở vị thế đối thủ tiềm ẩn.

Ví dụ tại Đông Nam Á, những yêu cầu mạnh mẽ về lãnh thổ của Bắc Kinh đối với biển Đông đã khiến Washington tăng cường hợp tác an ninh với các nước như Việt Nam, Philippines. Điều khiến Bắc Kinh thất vọng là, Moscow vẫn giữ im lặng đối với những tranh chấp trên, thậm chí công ty dầu khí của Nga còn ký kết hiệp định hợp tác với Việt Nam khai thác tài nguyên dầu khí tại biển Đông – nơi Trung Quốc tuyên bố sở hữu chủ quyền.

Tại Trung Á, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã nhanh chóng gạt Nga sang một bên. Trung Quốc bỏ tiền xây dựng đường sá, đường sắt và đường ống dẫn dầu, hiến các nước Trung Á ngày càng ngả vào lòng Trung Quốc. Năm 2012, ngoài Uzbekistan, kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước Trung Á với Trung Quốc đều lớn hơn kim ngạch trao đổi thương mại với Nga. Các hành động mà Moscow kêu gọi như xây dựng liên minh Âu Á, chủ yếu cũng là để hạt chế kinh tế các nước Trung Á ngả về Bắc Kinh.

Những hợp tác trên lĩnh vực quân sự giữa Nga và Trung Quốc chỉ có thể coi là sơ sài, thoáng qua, sự hợp tác này không thay đổi được thực tế sự tự tin của Trung Quốc khiến Nga lo lắng không kém gì Mỹ. Quan chức quân sự của Nga thừa nhận coi Trung Quốc là một đối thủ tiềm ẩn, mặc dù quan chức nước này tiếp tục nhấn mạnh mối đe dọa từ phía Mỹ và NATO.

Điều duy nhất khiến Nga và Trung Quốc thực sự cảm nhận được rằng hai nước đang đứng cùng một bên là cả hai đều cho rằng trật tự quốc tế sau Chiến tranh lạnh là do Mỹ thiết kế cho mình, ngăn cản vị thế đáng lẽ hai nước phải có, đồng thời khiến Washington thỏa sức hành động. Nga và Trung Quốc cảm thấy mình bị gạt ra rìa, cảm giác này khiến cả hai nước ủng hộ các cơ chế mới như Tổ chức hợp tác Thượng Hải, các nước thuộc khối BRICS. Người Nga và người Trung Quốc yêu cầu mối quan tâm của họ cần phải được xem xét.

Theo báo Mỹ, Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, gạt Nga ra rìa trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới và chỉ lợi dụng Nga mang tính chiến thuật. Ảnh: Trung Quốc vừa phóng tàu du hành vũ trụ và lắp ghép thành công vào trạm không gian Thiên Cung với tham vọng vô cùng lớn khiến Mỹ, Nga đều lo ngại
Theo báo Mỹ, Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, gạt Nga ra rìa trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới và chỉ lợi dụng Nga mang tính chiến thuật. Ảnh: Trung Quốc vừa phóng tàu du hành vũ trụ và lắp ghép thành công vào trạm không gian Thiên Cung với tham vọng vô cùng lớn khiến Mỹ, Nga đều lo ngại.

Bài học đối với Mỹ là, càng làm ngơ trước những yêu cầu này, mối lo ngại đối với trục Nga – Trung càng trở thành hiện thực. Ở những lĩnh vực liên quan đến lợi ích thực sự của Moscow hoặc Bắc Kinh, Washington cần chuẩn bị lắng nghe, trước khi hành động phải có sự thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau. Còn đối với vấn đề đưa Nga – Trung vào các tổ chức mới có vị thế bình đẳng với các đối tác truyền thống của Mỹ như G20, Mỹ cũng cần thể hiện thái độ rộng mở, điều này đặc biệt quan trọng ở châu Á.

Tờ International Herald Tribune (thuộc The New York Times) kết luận, dành cho Bắc Kinh và Moscow quá nhiều thị phần kiểm soát thế giới có thể sẽ khiến nhiều người khó chịu, kết quả của điều này là các nhà quyết sách của Mỹ sẽ phải lo ngại trục liên minh Nga Trung đối đầu với Mỹ sẽ từng bước trở thành hiện thực.

Huy Long

Theo Viết
MỚI - NÓNG