Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
TP - Để làm rõ hơn tính chất nguy hiểm của hành vi “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với luật gia Minh Trí - Hội Luật gia TP Hà Nội.

Theo luật gia, hành vi “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” có nguy hiểm cho xã hội không?


Chủ thể của hành vi này có thể là cán bộ đang công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, có thể là những người khác. Họ giống nhau ở chỗ đều xâm phạm quyền cơ bản của công dân. Riêng với cán bộ bảo vệ pháp luật, hành vi này còn xâm phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, là điều mà họ có nhiệm vụ bảo vệ. Theo tôi, hành vi “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” do cán bộ bảo vệ pháp luật gây ra nguy hiểm hơn những người khác. Không thể lập luận rằng họ “bắt đúng đối tượng”, “đúng thẩm quyền”, “chỉ có chút sai phạm về trình tự, thủ tục”, nên kết luận hành vi của họ “không nguy hiểm cho xã hội”.

Đề nghị luật gia nói rõ hơn về việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) quy định về việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS: “Mọi hoạt động TTHS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”. Điều 6 Bộ luật TTHS quy định về việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này”

Những quy định này cho thấy pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho phép cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được bắt, giữ, giam người trong hoạt động phòng chống tội phạm, song hoàn toàn không dung túng cho những hành vi lạm dụng chức năng, thẩm quyền để bắt, giữ, giam người trái pháp luật. Quy định như vậy nhằm bảo đảm tính thống nhất của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền của công dân và quyền của các cơ quan Nhà nước, gọi chung là bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. 

Vì sao luật gia cho rằng cán bộ bảo vệ pháp luật “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” lại nguy hiểm hơn các đối tượng khác?

Bởi vì họ là những người am hiểu pháp luật, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, nhưng lại vi phạm pháp luật. Hành vi của họ không chỉ gây ra những hậu quả trực tiếp (như đối tượng tình nghi ức chế dẫn đến tự sát), mà còn gây bức xúc cho đông đảo người dân, làm mất niềm tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Rõ ràng hậu quả của họ nghiêm trọng hơn, so với những đối tượng khác có cùng hành vi này.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.