Báo chí Trung Quốc 'tự sướng' về khả năng của oanh tạc cơ H-6N: sự thật không phải thế

Hình ảnh hoành tráng này hóa ra chỉ là "tự sướng"
Hình ảnh hoành tráng này hóa ra chỉ là "tự sướng"
TPO - Hình ảnh trên một tạp chí Trung Quốc cho thấy một máy bay ném bom H-6N mang theo một tên lửa đạn đạo dưới bụng không phải là xác nhận chính thức về khả năng mang/phóng tên lủa đạn đạo của máy bay này, một người của tạp chí cho biết.

Những hình ảnh này được máy tính tạo ra, hoàn toàn chỉ là ý tưởng và không dựa trên nền tảng thực tế nào, nguồn tin từ tạp chí Hiện đại thuyền bạch (tàu thủy hiện đại) nói với Hoàn cầu thời báo.

Trước đó, dựa trên tấm ảnh trang bìa của tạp chí này, một loạt tờ báo, tạp chí quân sự thế giới đã đưa tin rằng máy bay ném bom H-6N mới của Trung Quốc có khả năng mang tên lửa đạn đạo phóng đi từ trên không (ALBM) và “nó có thể trong giai đoạn phát triển cuối, hoặc có thể đã được đưa vào biên chế”.

Báo chí Trung Quốc 'tự sướng' về khả năng của oanh tạc cơ H-6N: sự thật không phải thế ảnh 1

Máy bay H-6N

Xuất hiện lần đầu trước công chúng vào dịp diễu binh lớn mừng quốc khánh Trung Quốc hôm 1/10, máy bay H-6N thu hút sự chú ý của các nhà phân tích quân sự thế giới. Nhiều người trước đó dự đoán rằng oanh tạc cơ này nay có khả năng phóng ALBM, khi khoang chứa bom trên đời máy bay tiền nhiệm là H-6K nay đã bị loại bỏ, thay thế bằng các mấu cứng để gắn vũ khí bên ngoài thân.

Một tên lửa ALBM có thể được sử dụng để tấn công tàu sân bay hay thậm chí là mang đầu đạn hạt nhân. Cho đến nay, có rất ít quốc gia phát triển ALBM.

Cho đến nay, cả giới quan chức quân sự lẫn báo chí Trung Quốc chưa hề xác nhận thông tin nào về khả năng thực sự của máy bay H-6N. Máy bay này được tin là phiên bản cuối cùng của dòng máy bay ném bom H-6.

Bức ảnh trên bìa Hiện đại thuyền bạch đã hé lộ hình hài một quả tên lửa đạn đạo gắn dưới bụng máy bay ném bom H-6N. Các nhà quan sát ghi nhận sự tương đồng về hình dáng của tên lửa này với tên lửa Đông Phong 15 (DF-15) cũng của Trung Quốc, hay tên lửa Kinzhal của Nga.

Chú thích của bức hình nói giá đỡ ở bụng máy bay có thể được gắn “ những vật thể kích cỡ lớn”, nhưng một số nhà quan sát nói hình vẽ tên lửa cho thấy nó rất giống tên lửa đạn đạo DF-15 đã được Lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc triển khai.

Trong thời gian gần đây, chỉ có một loại ALBM được nói là đã được triển khai ở một mức độ nhất định, là loại tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 2017, phóng đi từ máy bay tiêm kích MiG-31.

Mỹ và Anh đã tìm cách phát triển một ALBM có năng lực thực tế trong các dự án Bold Orion và GAM-87 Skybolt. Mỹ từ bỏ chương trình ALBM vì cho rằng phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) khả thi hơn.

MỚI - NÓNG