Bánh chưng cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo 'hối không kịp'

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Thế nhưng với một số người, món bánh này lại có thể trở thành 'sát thủ', gây hại vô cùng cho sức khỏe.
Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến xuân về. Nhưng đây lại không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người. Hiện nay có khá nhiều người phải đối mặt trong đó nhiều bệnh phải kiêng đồ nếp, chất béo...điều này đồng nghĩa với việc phải kiêng bánh chưng. Nếu bạn có những bệnh dưới đây, hãy chú ý hạn chế hoặc tránh xa loại bánh bổ dưỡng này để cho ngày Tết của bạn được khỏe mạnh và viên mãn nhất. Những người béo hoặc béo phì Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo. Người bệnh cao huyết áp và tim mạch Đây là nhóm bệnh cũng cần tránh xa bánh chưng trong những ngày Tết. Bởi cả bệnh tim mạch và cao huyết áp đều kiêng cữ những loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo... Nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi bánh chưng được làm từ gạo nếp, thịt mỡ động vật, đậu xanh... Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm và chất béo rất cao.
Bánh chưng cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo 'hối không kịp' ảnh 1 Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo. Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh tiểu đường Tiểu đường là căn bệnh mạn tĩnh với rất nhiều biến chứng kèm theo. Khi mắc bệnh, bệnh nhân phải lưu ý rất nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Vì thế trong những ngày Tết, người bị bệnh tiểu đường cần kiêng bánh chưng. Bởi gạo nếp là loại thực phẩm có có chỉ số GI cao, đây là yếu tố khiến cho lượng đường trong máu bị dao động và có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường muốn ăn bánh chưng, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Và dùng kèm theo với một ít rau xanh, để kiềm chế khả năng hấp thụ đường. Phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai, cơ thể rất nhạy cảm vì vậy càng phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong thời kỳ này, chị em đang bầu bí mà ăn nhiều bánh chưng thì sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, gây nên cảm giác khó chịu.
Bánh chưng cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo 'hối không kịp' ảnh 2 Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu... Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh thận Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo. Người bị bệnh tim Bánh chưng ẩn chứa nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch. Người bị đau dạ dày Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu... Người bị mụn nhọt Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Bánh chưng cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo 'hối không kịp' ảnh 3 Ăn nhiều bánh chưng rán sẽ chứa rất nhiều chất béo, nguy cơ tăng cân và đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận. Ảnh minh họa: Internet
Ăn bánh chưng như thế nào để tốt cho sức khỏe trong dịp Tết? BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với một số người có sở thích ăn bánh chưng rán mà không hề để ý rằng bánh chưng đã chứa nhiều chất béo, khi rán trong dầu mỡ, lượng chất béo lại càng tăng. Ăn nhiều bánh chưng rán sẽ chứa rất nhiều chất béo, nguy cơ tăng cân và đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận. Đặc biệt, người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, có thể làm cho bệnh lý càng nặng hơn. Vì khi bánh chưng rán ăn nhiều khó tiêu gây ra chướng bụng và đầy hơi khó chịu. Trong ngày Tết, bánh chưng chỉ phù hợp cho người thiếu cân và đang có nhu cầu tăng cân, người mới ốm dậy, người đang cần nhiều năng lượng. Chuyên gia cũng khuyến cáo, để không bị tăng cân và mắc các bệnh mãn tính, một ngày chỉ nên ăn 200-400g, bằng 2 góc bánh chia làm 8 phần. Để giảm bớt chất béo nên gói bánh chưng bằng thịt lợn nạc, ngoài ra nên gói những chiếc bánh nhỏ để lượng ăn ít hơn, không cho muối vào khi gói bánh, hạn chế ăn bánh chưng rán, không ăn bánh chưng khi đã bị mốc, không ăn bánh chưng vào buổi tối; Nên uống nhiều nước để tránh cảm giác nóng trong người. Mỗi người nên uống khoảng 1,5-2 lít/ngày. Hạn chế ăn nhiều dưa món, củ kiệu cùng bánh chưng. Mỡ không phải là thành phần đáng sợ nhất trong bánh chưng vì thực chất trong bánh chưng có ít thịt mỡ. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế ăn phần mỡ này vì mỡ sử dụng trong bánh chưng là mỡ động vật, không tốt cho sức khỏe. Bạn nên ăn kèm thêm các loại rau quả trong ngày, uống thêm nước trái cây, ăn hoa quả để cân bằng dinh dưỡng vì trong bánh chưng không có vitamin và khoáng chất.
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.